logo-dich-vu-luattq

Mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản

Đặt cọc được hiểu thế nào?

Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự hiện hành, đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

Theo đó, tài sản đặt cọc bao gồm:

Xem thêm: Giấy cọc tiền đất

– Tiền

– Kim khí quý

– Đá quý

– Vật có giá trị khác

Xem thêm: Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất đầy đủ và chi tiết nhất

Kết quả của việc đặt cọc

Trong trường hợp việc đặt cọc thành công, kết quả đạt được sẽ là hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất được ký kết và thực hiện. Lúc này, tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận trong Hợp đồng đặt cọc:

Tìm hiểu thêm: Trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất

– Trả lại cho bên đặt cọc

– Trừ đi để thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua bán nhà đất.

Đến lúc này, bên nhận đặt cọc sẽ thực hiện việc chuyển Sổ đỏ sang tên mình và trở thành chủ sử dụng, sở hữu hợp pháp của nhà đất đó.

Nếu việc đặt cọc không thành công, lúc này Hợp đồng đặt cọc không thực hiện được đồng nghĩa với Hợp đồng mua bán cũng không thể thực hiện được và tài sản đặt cọc sẽ được xử lý theo thỏa thuận ban đầu. Có thể sẽ là:

– Nếu bên đặt cọc có lỗi trong việc thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc

– Nếu lỗi thuộc về bên nhận đặt cọc thì bên này phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền phạt cọc tương đương với tài sản đặt cọc trừ phi có thỏa thuận khác. Mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/23/mau-giay-giao-nhan-nhan-tien-dat-coc-mua-nha__2404135557_2311164839.doc

mẫu giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất

Mẫu Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách điền biểu mẫu

Mục “Bên đặt cọc”: Bên đặt cọc hay sau này sẽ là bên mua nhà đất. Mục này cần phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin về họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước hoặc hộ chiếu) kèm theo nơi cấp và cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.

Mục “Bên nhận đặt cọc”: Bên nhận đặt cọc sẽ là bên bán nhà đất trong Hợp đồng mua bán nhà đất. Tương tự như bên đặt cọc cũng phải nêu rõ, cụ thể thông tin về họ, tên, năm sinh, chứng minh nhân dân (hoặc căn cước, hộ chiếu): Số, ngày cấp, cơ quan cấp… và hộ khẩu thường trú.

Đọc thêm: đất trồng cây lâu năm hết hạn sử dụng

Mục “số tiền”: Đây là mục quan trọng nhất của Giấy giao nhận tiền. Do đó, cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và bằng chữ.

Ví dụ: Số tiền là 500.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng)

Ngoài ra, còn nên nêu cách xử lý số tiền này thế nào.

Ví dụ: Số tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán nhà đất sau khi hai bên thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất theo quy định.

Mục “Lý do đặt cọc”: Vì đây là giấy giao nhận tiền đặt cọc để mua bán nhà đất nên lý do đặt cọc sẽ là để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày….. Trong mục này có thể nêu qua về thông tin của nhà đất mà hai bên dự định mua bán.

Mục “Thời hạn đặt cọc”: Nêu rõ thời gian đặt cọc là bao nhiêu ngày, tháng, năm và bao gồm thời điểm bắt đầu đặt cọc đến khi việc đặt cọc kết thúc.

Ví dụ: 05 ngày kể từ ngày 24/4/2019 đến 29/4/2019.

Trên đây là hướng dẫn cách điền thông tin vào Giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản va cơ bản nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin về biểu mẫu, đọc tại đây.

Tham khảo thêm: Đất DTT là gì ? Quy định và mục đích sử dụng loại đất này

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !