logo-dich-vu-luattq

độ tuổi kết hôn ở việt nam

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về các quan hệ trong hôn nhân và quan hệ trong gia đình, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện kết hôn mà pháp luật ghi nhận.

1. Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: độ tuổi kết hôn ở việt nam

Theo khoản 5 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau: “1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

2. Tư vấn điều kiện kết hôn:

Thứ nhất, điều kiện về tuổi kết hôn:

Tìm hiểu thêm: Nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn

Không giống với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có quy định về tuổi kết hôn là: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên” mà Luật hôn nhân và gia đình 2014 thêm từ “đủ” để nâng mức độ tuổi kết hôn, đây là nội dung thay đổi quan trọng giữa luật mới và luật cũ để phù hợp với quy định của pháp luật về dân sự, tố tụng dân sự có quy định phải đủ 18 tuổi thì khi tham gia các giao dịch dân sự thì mới không cần sự đồng ý của người đại diện. Vậy, điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi.

Thứ hai, điều kiện về ý chí tự nguyện

Việc kết hôn phải là nguyện vọng mong muốn chính đáng của hai bên nam nữ, chứ không phải do bị cưỡng ép hay lừa dối để kết hôn. Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc trái với ý muốn của họ.

Lừa dối để kết hôn là hành vi cố ý của một bên. Hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

Thứ ba, điều kiện về năng lực của người muốn kết hôn:

Đó là người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự. Bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng nhận thức, bày tỏ ý chí kết hôn do vậy họ cũng không thể tự mình kết hôn. Ngoài ra, việc người mất năng lực hành vi dân sự mà kết hôn sẽ có ảnh hưởng giống nòi không đảm bảo được trách nhiệm là chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ.

Thứ tư, điều kiện về các trường hợp cấm kết hôn, theo quy định của pháp luật thì các trường hợp cấm kết hôn là:

  • Cấm kết hôn giả tạo: kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
  • Cấm những người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn:

-Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; -Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 0967 370 488 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; -Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

  • Cấm những người có dòng máu trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời: những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau; Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba;
  • Người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi kết hôn với con nuôi hoặc người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau.

Thứ năm, điều kiện hai người kết hôn phải thuộc hai giới tính.

Mặc dù, trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã công nhận kết hông đồng giới. Tuy nhiên ở Việt Nam pháp luật mặc dù đã xóa bỏ điều cấm kết hôn đồng giới nhưng Nhà nước ta vẫn không thừa nhận với vẫn đề này.

3. Thủ tục đăng ký kết hôn

Đọc thêm: Điều kiện được ly hôn đơn phương theo Bộ luật hiện hành?

3.1. Thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch 2014. Cụ thể như sau:

“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”

3.2. Hồ sơ đăng ký kết hôn

  • Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú).
  • Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  • Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau: – Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

Trên đây là các điều điện và thủ tục đăng kết hôn theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc hay cần tư vấn về vấn đề liên quan xin vui lòng liên hệ FBLAW để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline 0967 370 488 hoặc 0967 370 488

Trân trọng.

Đọc thêm: Khi nào thì nên ly hôn là đúng?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !