logo-dich-vu-luattq

điều 295 bộ luật hình sự

Điều 295 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người

Chi tiết Điều 295 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Xem thêm: điều 295 bộ luật hình sự

Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người 1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Tham khảo thêm: Văn phòng luật sư hà nội

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là chủ thể thường hoặc chủ thể đặc biệt. Đối với chủ thể đăc biệt thì là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả). Người có hành vi vi phạm quy định này đếu không mong muốn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà tin hậu quả đó không xảy ra hoặc không thấy trước hậu quả đó do quá cẩu thả.

– Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm đến sự an toàn trong lao động sản xuất hoặc ở những nơi đông người; xâm phạm đến sức khoẻ, tài sản, tính mạng của công dân.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi phạm tội của tội phạm này bao gồm ba loại hành vi: vi phạm các quy định về an toàn trong lao động sản xuất; vi phạm các quy định về vệ sinh lao động; vi phạm các quy định về an toàn ở những nơi đông người. Hành vi vi phạm này có thể như:

  • Đưa vào sử dụng các trang thiết bị lao động sản xuất không đảm bảo an toàn;
  • Không cấp hoặc cấp không đúng tiêu chuẩn, chủng loại các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động;
  • Không thực hiện các quy định về vệ sinh công nghiệp;
  • Không đảm bảo các điều kiện an toàn chung ở nơi đông người.

Tham khảo thêm: Luật bôi nhọ danh dự người khác

+ Hậu quả:

Là dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc của tội phạm này, đó là những thiệt hại: chết người, thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi này gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

Văn bản hướng dẫn:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
  2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
  4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
  5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
  6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
  7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

Tham khảo thêm: Top 16 luật sư giỏi Hà Nội nổi tiếng và uy tín nhất [Mọi lĩnh vực]

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !