logo-dich-vu-luattq

điều 141 bộ luật hình sự

So với BLHS 1999, tội hiếp dâm được quy định trong BLHS 2015 có nhiều sửa đổi để phù hợp với thực tiễn xã hội và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm này trong giai đoạn hiện nay.

Theo BLHS 1999, tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Xem thêm: điều 141 bộ luật hình sự

BLHS 2015 quy định tội hiếp dâm tại Điều 141: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Theo quy định của BLHS 1999, hành vi xâm hại tình dục nạn nhân trái ý muốn ở tội hiếp dâm được thể hiện qua hành vi giao cấu. Theo khoa học pháp lý, giao cấu là hành vi nhằm mục đích thỏa mãn tình dục, tức là được thực hiện giữa chủ thể là nam giới đối với nữ giới.

Theo quy định tại điều 141 BLHS 2015, hành vi giao cấu không còn là hành vi duy nhất cấu thành tội hiếp dâm. Ngoài hành vi giao cấu còn quy định thêm “hành vi quan hệ tình dục khác”. Như vậy, tội phạm hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 được cấu thành thông qua các biểu hiện cụ thể sau:

Thứ nhất, về khách thể tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

Nạn nhân của tội hiếp dâm theo quy định của BLHS 1999 là nữ giới. Tuy nhiên với việc mở rộng hành vi hiếp dâm không chỉ nằm ở hành vi giao cấu mà còn là các hành vi quan hệ tình dục khác thì có thể hiểu nạn nhân của tội hiếp dâm theo quy định của BLHS 2015 có thể là nữ giới hoặc nam giới. Tuy nhiên, việc thay đổi cấu thành tội hiếp dâm theo BLHS 2015 là mở rộng về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân chứ không thay đổi khái niệm giao cấu. Có nghĩa là nam giới có thể trở thành nạn nhân của tội hiếp dâm trong trường hợp hiếp dâm bằng hành vi quan hệ tình dục khác chứ không thể trở thành nạn nhân của tội hiếp dâm trong trường hợp giao cấu trái ý muốn với nạn nhân.

Thứ hai, về chủ thể tội phạm

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm theo BLHS 1999 và thực tiễn xét xử được hiểu là nam giới. Tuy nhiên với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam giới và nữ giới bởi xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm.

Thứ ba, về mặt khách quan của tội hiếp dâm

* Hành vi khách quan

Dùng vũ lực là các hành vi thực hiện để buộc nạn nhân phải cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: Vật lộn, giữ chân tay, bịt mồm, đánh đấm, trói v.v… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện việc giao cấu hoặc hành vi tình dục khác.

Đe doạ dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi như: doạ giết, doạ bắn, dọa đánh… làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình. Điều luật không quy định đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, nên có thể hiểu hành vi đe doạ dùng vũ lực quy định ở đây bao gồm cả trường hợp đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe doạ dùng vũ lực sau đó cách một thời gian.

Tìm hiểu thêm: Luật Người khuyết tật năm 2010

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được. Tình trạng này có thể có sẵn ở nạn nhân (nạn nhân bị bại liệt, bệnh tâm thần…) hoặc do người phạm tội tạo ra (người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc ngủ), hoặc do các nguyên nhân khách quan khác (nạn nhân bị say, bất tỉnh, ốm đau bệnh tật mà sức khoẻ yếu…).

Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong cấu thành (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân). Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện có thể hiểu là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng không còn khả năng làm chủ bản thân để thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.

* Mối quan hệ nhân quảgiữa hành vi và hậu quả.

Hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác không nhất thiết phải ở tình trạng hoàn thành mà có thể được diễn ra ở giao đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Mục đích và ý chí của người phạm tội là thỏa mãn nhu cầu tình dục trái ý muốn đối với nạn nhân.

Thứ tư, về mặt chủ quan tội hiếp dâm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết hành vi giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác của mình là trái ý muốn nạn nhân hoặc không cần biết nạn nhân có đồng ý hay không. Mục đích của người phạm tội là thỏa mãn ham muốn tình dục.

Thứ năm, về hình phạt

Hình phạt tội hiếp dâm theo quy định của BLHS năm 2015 tương đồng so với BLHS năm 1999, cụ thể:

– Trường hợp phạm tội theo khoản 1 điều 141 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đây là cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm trong trường hợp đối tượng thực hiện tội phạm không rơi vào các điểm tăng nặng tại khoản 2.

– Tại Khoản 2 Điều 141 quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

Đọc thêm: điều 140 bộ luật hình sự 2015

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

– Tại Khoản 3 Điều 141 quy định:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”

– Khoản 4 quy định:

Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 141 BLHS 2015./.

Bùi Việt Hùng- VKSND huyện Việt Yên

Đọc thêm: điều 93 bộ luật hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !