logo-dich-vu-luattq

đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2018

Nên thành lập hộ kinh doanh cá thể để kinh doanh?

  • Ưu điểm thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm
  1. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản, tránh được các thủ tục rườm rà;
  2. Hộ kinh doanh không phải khai thuế hằng tháng, hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế khoán theo doanh thu;
  3. Hộ kinh doanh có chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  4. Hộ kinh doanh có quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  5. Hộ kinh doanh được áp dụng chế độ thuế khoán.
  • Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể trong kinh doanh
  1. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân;
  2. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;
  3. Hộ kinh doanh không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn Giá trị gia tăng (hóa đơn VAT);
  4. Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Thành lập hộ kinh doanh cá thể bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm
  1. CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn đăng ký HKD cá thể;
  2. Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện

Nộp giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (kèm bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (người đại diện đứng tên trên giấy phép); Nội dung giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể bao gồm:

Xem thêm: đăng ký hộ kinh doanh cá thể 2018

  1. Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chi tiết địa điểm kinh doanh;
  2. Ngành, nghề kinh doanh: Những ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước cấp quận/huyện cấp.
  3. Vốn điều lệ;
  4. Họ, tên, số và ngày cấp CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện các thành viên hộ gia đình.
  • Bước 3. Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hồ sơ hợp lệ theo quy định các biểu mẫu;
  2. Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  3. Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
  4. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Điều kiện đứng tên thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  1. Là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự.
  2. Chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể trước đó hoặc là đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói tại Luật Trí Nam giúp bạn cấp Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh nhanh, đơn giản với quy trình triển khai như sau:

  • Thực hiện việc soạn hồ sơ, ký hồ sơ nhanh gọn.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả nhanh không phát sinh đi lại cho khách hàng.
  • Tư vấn cho khách hàng quy định mới về hộ kinh doanh.
  • Chi phí thành lập hộ kinh doanh trọn gói chỉ từ 1.000.000đ
  • Thời gian hoàn thành công việc nhanh, chúng tôi nhận gói làm nhanh 1 đến 2 ngày.

Một số ưu điểm dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của chúng tôi hy vọng sẽ giúp khách hàng lựa chọn Luật Trí Nam để triển khai công việc. Thông tin liên hệ xin gọi

Tìm hiểu thêm: điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics

CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

Điện thoại: 0967 370 488 – 0967 370 488

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Thành lập hộ kinh doanh cần những giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  2. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  3. Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
  4. Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
  5. Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  6. Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  7. Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  8. Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  9. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).

Kinh nghiệm thành lập hộ kinh doanh cá thể

Dựa trên kinh nghiệm thành lập hộ kinh doanh cá thể cho hàng ngàn khách hàng Luật Trí Nam chia sẻ 7 điều cần lưu ý sau:

✔ Lưu ý về đối tượng được đăng ký

  • Đối tượng được quyền đăng ký HKD có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể, một công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép HKD của mình. Hoặc các thành viên trong một gia đình, nhóm bạn… muốn cùng kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập HKD. Khi đó, người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người đại diện cho những người tham gia.
  • Một người chỉ đứng tên duy nhất một HKD, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã có HKD, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng HKD này vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên HKD mới (muốn đăng ký HKD mới phải giải thể HKD cũ).

✔ Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, HKD cũng bắt buộc có tên riêng. Tên này đảm bảo các điều sau:

  • Đảm bảo 2 thành tố “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
  • Tên không bao gồm những cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp: Không được thêm các thành tố “công ty”, “doanh nghiệp”; tên riêng của HKD không được trùng với tên riêng của những HKD khác trong phạm vi quận (huyện).
  • Không sử dụng tiếng anh để đặt tên cho HKD. Nếu sử dụng phải đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm đi kèm. Ví dụ: Hộ kinh doanh A.2.Z

Thực tế, đối với các cửa hàng buôn bán tự phát (chưa thông qua việc đăng ký HKD) khi thực hiện thủ tục đăng ký HKD thì tên cửa hàng cũ có thể phải thay đổi hoặc không. Thay đổi trong trường hợp tên cửa hàng đã được một HKD khác đăng ký trước và ngược lại, nếu tên cửa hàng chưa có HKD nào đăng ký thì bạn vẫn được quyền đăng ký tên đó. Để chắc chắn tên HKD của mình có được chấp thuận không thì khi nộp hồ sơ lên UBND quận/huyện sẽ rõ.

✔ Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh

  • Hộ kinh doanh cá thể hiện tại được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải lựa chọn một trong các địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính của hộ kinh doanh. Trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập HKD ở đây chưa? Nếu có thì họ đã giải thể HKD này chưa? Để xác minh được điều này, cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để hỏi. Trường hợp có HKD mà chưa giải thể thì chủ nhà có thể lên UBND quận yêu cầu giải thể HKD này với lý do chủ HKD đã bỏ đi và không còn hoạt động ở đây nữa.
  • Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp hộ kinh doanh với mục đích cho thuê nhà để ở).
  • Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập HKD.
  • Đối với một số ngành đặc biệt sẽ có các yêu cầu thêm sau: Trường hợp đặc biệt hơn là khi thành lập hộ kinh doanh trong chợ, chợ này ở khu vực quận/huyện này có thể thành lập được nhưng ở khu vực quận/huyện kia thì không. Hay mặt hàng này đăng ký ở sạp này được nhưng ở sạp khác thì không. Những điều này tùy thuộc vào đặc trưng cũng như cách bố trí của từng khu chợ.

✔ Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  1. Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề người đăng ký hướng đến. Tuy nhiên cần lưu ý: Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.
  2. Ngoài ra, HKD cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho HKD:
  • Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm.
  • Mặt hàng của HKD này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.
  • Bạn có thể xem thêm về các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể, thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm chứ không có một mức cố định.

✔ Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh

HKD muốn kinh doanh ngành nào thì thể hiện trên tờ khai đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ hướng dẫn cách thể hiện sao cho hợp lý nhất có thể.

Tổng hợp nhanh kinh nghiệm về thành lập hộ kinh doanh của Luật Trí Nam hy vọng sẽ hữu ích cho Quý vị. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty quảng cáo

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !