logo-dich-vu-luattq

Doanh nghiệp FDI là gì? Những điều kiện cần thiết để trở thành doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI không được xem là một loại hình, đây thực chất để chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Vậy để hiểu chính xác về doanh nghiệp FDI và những điều kiện để trở thành một doanh nghiệp FDI, hãy cùng Công ty Luật HDS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Định nghĩa

FDI (là viết của Foreign Direct Investment) được hiểu là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế pháp luật của Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng đối với loại hình doanh nghiệp này.

Xem thêm: Công ty vốn fdi

FDI hoạt động đầu tư vốn từ nước ngoài

Theo Luật Đầu tư 2020 có quy định tại Khoản 22 Điều 3, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Cụ thể, doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc điểm

Các hình thức đầu tư để được công nhận là doanh nghiệp FDI:

  • Đầu tư thành lập doanh nghiệp sở hữu 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác
  • Đầu tư thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC)

Lưu ý rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, tiến hành phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không phải thành lập tổ chức kinh tế.

Các hình thức doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp TNHH 1 thành viên
  • Doanh nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên
  • Doanh nghiệp cổ phần
  • Doanh nghiệp hợp danh

Quyền lợi và nghĩa vụ

Doanh nghiệp FDI nói chung thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi riêng biệt cho doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các ưu đãi về thuế suất.

Mục đích hoạt động

Doanh nghiệp FDI gắn với các mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh rộng khắp trên thế giới và tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế nhằm đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn.

Điều kiện cần thiết để trở thành doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài

Tại Khoản 19 Điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI

Đọc thêm: Chứng minh đầu tư nước ngoài tăng nhanh

Doanh nghiệp FDI phải thỏa điều kiện có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài để thành lập hoặc góp vốn như quy định nêu trên.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hợp lệ

Tại Điều 25 của Luật Đầu tư 2020 có quy định rõ đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp theo các hình thức sau:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của doanh nghiệp cổ phần

– Góp vốn vào các doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp hợp danh

– Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp quy định trên

Không tổ chức kinh doanh các ngành nghề bị cấm

Doanh nghiệp FDI không được phép kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020. Gồm có những hoạt động sau:

– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật này

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định tại Phụ lục II của Luật này

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục III của Luật này

– Kinh doanh mại dâm

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người

– Kinh doanh pháo nổ

Tham khảo thêm: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 điều kiện đầu tư áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp pháp

Tại điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 có nếu rõ: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cấp giấy chứng nhận hợp pháp

Bên cạnh đó, theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế cấp cho Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.

– Sở Kế hoạch – Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiến hành thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư

Khi được xem xét và tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các cá nhân, tổ chức cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi được hoàn thiện bước này, doanh nghiệp FDI sẽ bắt đầu vận hành và hưởng những ưu đãi theo chính sách quy định.

Với những chia sẻ trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã có được những thông tin cần thiết và hiểu hơn về dịch vụ tư vấn đầu tư trực tiếp nước ngoài của HDS Law. Nếu Quý khách hàng đang có ý định đầu tư và mong muốn tìm Công ty tư vấn luật đầu tư nước ngoài thì có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng, nhiệt tình và tận tâm.

>>> Xem thêm: Những lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Liên hệ với chúng tôi:

  • Địa chỉ: Văn phòng đại diện tọa lạc tại phòng 401, tầng 4, tòa nhà đa năng số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Thời gian mở cửa: Từ 08h30 – 17h30, từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần.
  • Đường dây nóng 24/7: (024)36 279 555 sẵn sàng tiếp nhận mọi cuộc gọi từ khách hàng đối tác có nhu cầu tư vấnpháp lý.
  • Email: contact@hdslaw.vn
  • Website: https://hdslaw.vn/

Tham khảo các dịch vụ tư vấn pháp lý của HDS tại đây!

Tìm hiểu thêm: Tại sao doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việt nam

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !