logo-dich-vu-luattq

Trường hợp miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài…?

Bài viết này, Anpha sẽ trả lời câu hỏi “trường hợp nào được miễn lệ phí môn bài, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên…?”.

Xem thêm: Công ty miễn thuế

6 trường hợp miễn thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, đánh vào các hoạt động khai thác tài nguyên hợp pháp (thiên nhiên) của cá nhân, tổ chức.

Những đối tượng khi khai thác tài nguyên thiên nhiên phải nộp thuế tài nguyên theo mức độ quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên dựa trên việc khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể được miễn, giảm thuế tài nguyên, cụ thể như sau:

  1. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản tự nhiên.

  2. Đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

  3. Đối với việc khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động thuỷ điện, phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

  4. Đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

  5. Đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

  6. Đối với người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, các trường hợp bất khả kháng… gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai và nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế trên số tài nguyên bị tổn thất. Trường hợp đã nộp sẽ được hoàn lại hoặc bù trừ vào kỳ nộp thuế sau.

10 trường hợp được miễn thuế (lệ phí) môn bài

Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt sau, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài, cụ thể như sau:

  1. Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.

  2. Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh không cố định, thời gian hoạt động không thường xuyên.

  3. Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể hoạt động lĩnh vực diêm nghiệp (sản xuất muối).

  4. Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ hậu cần nghề cá.

  5. Mô hình điểm bưu điện văn hóa xã và các cơ quan báo chí.

  6. Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã, liên hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh tại địa bàn miền núi.

  7. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

  8. Tổ chức mới thành lập, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân mới đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh (theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP).

  9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa mới được miễn lệ phí môn bài trong vòng 3 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh (theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP).

  10. Các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập.

17 trường hợp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu, hay còn gọi là thuế thu nhập, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí liên quan.

Như các loại thuế khác thì thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nhằm tạo nguồn thu ngân sách, mặt khác tái cấu trúc nền kinh tế và khuyến khích kêu gọi đầu tư.

Tuy nhiên, nhằm đẩy mạnh và gia tăng sản xuất đối với một số ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… nên một số trường hợp được miễn thuế TNDN cụ thể như sau:

  1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, thủy sản bao gồm các sản phẩm mà doanh nghiệp tự nuôi trồng, thu hoạch và các sản phẩm nông sản, thủy sản mà doanh nghiệp mua về chế biến. Tuy nhiên, cần đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Các sản phẩm nông sản, thủy sản, nuôi trồng kể trên không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ một số trường hợp đặc biệt khác).

  • Tham khảo thêm: Chi phí không được trừ khi tính thuế tndn

    Công thức tính tỷ lệ giá nguyên vật liệu:

Tỷ lệ giá nguyên vật liệu =

Nông sản, thủy sản

Chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm

Lưu ý: Giá thành sản xuất hàng hóa sản phẩm từ ≥ 30%.

  1. Thu nhập từ hoạt động thanh lý và bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nông sản, thủy sản (trừ thanh lý vườn cây cao su).

  2. Thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản, khai thác muối… của hợp tác xã, doanh nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

  3. Thu nhập từ các hoạt động kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như: Dịch vụ tưới tiêu nước; cày bừa, nạo vét kênh, mương; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

  4. Miễn thuế có thời hạn tối đa 3 năm, kể từ ngày có doanh thu đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;

  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực khoa học, xác nhận là hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

  1. Miễn thuế có thời hạn tối đa 5 năm, kể từ ngày có doanh thu đối với các sản phẩm công nghệ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong cùng lĩnh vực xác nhận.

  2. Thu nhập từ hoạt động, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% nguồn nhân lực bình quân trong năm thuộc đối tượng sau: người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV. Các trường hợp nêu trên phải có giấy xác nhận của các cơ quan thẩm quyền liên quan.

  3. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề đối với các đối tượng sau: dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người đang cai nghiện, sau cai nghiện hoặc thuộc diện đối tượng tệ nạn xã hội, người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, các cơ sở, trung tâm dạy nghề phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

  • Danh sách học viên phải là các đối tượng nêu trên.

  1. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn đã nộp thuế theo quy định.

  2. Các khoản tài trợ cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

  3. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính (Cers) được các cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác nhận và cấp chứng chỉ.

  4. Thu nhập từ các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu, tín dụng cho người nghèo và các đối tượng khác thuộc chính sách xã hội của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

  5. Thu nhập của công ty TNHH một thành viên thực hiện quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam.

  6. Thu nhập từ hoạt động có thu, khi thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao bởi các quỹ tài chính nhà nước.

  7. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên tại các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

  8. Phần thu nhập không chia thuộc các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế.

  9. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại.

24 trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan là loại thuế gián thu, hình thành và gắn liền với lĩnh vực thương mại quốc tế nhằm thiết lập hàng rào thuế quan bảo hộ hàng hóa nội địa, mặt khác tạo nguồn thu ngân sách nhà nước và góp phần kiểm soát, điều tiết hàng nhập khẩu, điều tiết cung cầu hàng hóa.

Nếu thỏa điều kiện các nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu, một số trường hợp sẽ được xét miễn thuế xuất nhập khẩu, chi tiết:

Tìm hiểu thêm: Thuế sử dụng đất là gì? Ai phải nộp thuế sử dụng đất?

A. Nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập:

  1. Hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo quy định hoặc bán tại các cửa hàng miễn thuế.

  2. Hàng hóa là tài sản di chuyển hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn, hành lý miễn thuế của người xuất, nhập cảnh.

  3. Hàng hóa xuất, nhập khẩu làm quà biếu, tặng.

  4. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế xuất, nhập khẩu.

  5. Hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.

  6. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

  7. Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu để phục vụ hoạt động an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt.

  8. Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo Điều ước quốc tế, hàng hóa có giá trị tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.

B. Nhóm hàng hóa sản xuất, gia công theo hợp đồng miễn thuế xuất nhập khẩu:

  1. Hàng hóa nhập khẩu để gia công sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng miễn thuế.

  2. Hàng hóa xuất khẩu để gia công sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng miễn thuế.

  3. Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.

  4. Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu nước ngoài.

C. Nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu hưởng ưu đãi đầu tư hoặc nhóm hàng hóa đặc thù mà trong nước chưa sản xuất hay tạo ra được:

  1. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

  2. Miễn thuế có thời hạn 5 năm đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu để sản xuất đầu tư vào ngành nghề đặc biệt ưu đãi hoặc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

  3. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí.

  4. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ đóng tàu, tàu biển xuất khẩu.

  5. Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu phục vụ trực tiếp hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.

  6. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước chưa tạo ra được.

  7. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế.

  8. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được, phục vụ sản xuất phần mềm, sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ số.

  9. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

  10. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

  11. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường.

  12. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

Các câu hỏi thường gặp

Gọi cho chúng tôi theo số 0967 370 488 (TP. HCM) hoặc 0967 370 488 (Hà Nội) để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !