logo-dich-vu-luattq

Cơ quan thi hành án hình sự

Thi hành án hình sự là hoạt động vô cùng quan trọng, đây là giai đoạn thực thi kết quả của cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử trước đó. Thi hành án hình sự mang tính quyền lực nhà nước nhằm bắt buộc người có hành vi phạm tội phải thực hiện trách nhiệm hình sự của mình được tuyên trong bản án đã có hiệu lực của Tòa án. Để thực hiện hoạt động thi hành án hình sự, đó là sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự ở nước ta.

Xem thêm: Cơ quan thi hành án hình sự

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

* Cơ sở pháp lý

– Luật Thi hành án hình sự năm 2019

1. Thi hành án hình sự là gì?

Thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án là một hoạt động phức tạp, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực. Thực chất của thi hành án hình sự là việc tổ chức thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp được quy định trong bản án hoặc quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật trên thực tế.

Thi hành án hình sự là những hoạt động tố tụng hình sự cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Công tác điều tra, truy tố và xét xử là rất quan trọng. Quyết định hình phạt của Tòa án chính là sự đánh giá, sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện. Nếu chỉ dừng ở mức đánh giá, lên án mà không thực hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế đặc trưng của quyền lực nhà nước thì tác động giáo dục, răn đe, phòng ngừa và tính chịu hình phạt hạn chế, thậm chí là không có tác động. Chính vì vậy, pháp luật hình sự đã có những quy định cụ thể về thi hành án hình sự nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm túc các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật những được thi hành ngay.

Từ đó, có thể kết luận thi hành án hình sự là việc đưa các bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.

2. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự

Hiện nay, tại Điều 11 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự như sau:

“Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự

Xem thêm: Quản chế là gì? Hình phạt quản chế theo quy định của Bộ luật hình sự

1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:

Đọc thêm: Không khởi tố vụ án hình sự

a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);

b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);

d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).

Xem thêm: Phân tích các nguyên tắc thi hành án hình sự theo Luật thi hành án hình sự

3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);

b) Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

Đọc thêm: Mẫu quyết định thi hành án hình sự

4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.”

Theo quy định trên, thì hệ thống cơ quan thi hành án hình sự được chia thành ba nhóm chính bao gồm: thứ nhất cơ quan quản lý thi hành án hình sự; thứ hai là cơ quan thi hành án hình sự và cuối cùng là nhóm cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Quy định này trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 kế thừa hoàn toàn quy định về hệ thống cơ quan tổ chức thi hành án hình sự trong Luật Thi hành án hình sự năm 2010. Từ quy định này, đã thể hiện rõ sự phân định thẩm quyền, chức năng của các nhóm cơ quan khác nhau rất rõ ràng, thể hiện tính chuyên trách, đảm bảo cho công tác thi hành án.

3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự

Cơ quan quản lý thi hành án hình sự là cơ quan thực hiện quản lý, kiểm tra,… hoạt động thi hành án do cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự thực hiện.

Theo quy định trên, thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số 183/2019/TT- BQP của Bộ Quốc phòng ban hành quy định về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong Quân đội quy định thì Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. (Khoản 1 Điều 3), trong đó bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng quản lý thi hành án hình sự, có Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự là cơ quan giúp việc.

Xem thêm: Tư vấn luật thi hành án hình sự và các vấn đề cần lưu ý khi thi hành án hình sự

Các cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm chính trong công tác quản lý hoạt động thi hành án hình sự như việc tổ chức thực thi pháp luật, tổng kết, kiểm tra công tác thi hành án; thẩm quyền quyết định thi hành án trong trường hợp đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án; quản lý trại giam, trường giáo dưỡng; bên cạnh đó các cơ quan này còn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo hoạt động thi hành án hình sự,… Một điểm lưu ý đó chính là phạm vi quản lý, thì Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng tức Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (hay dùng cách nói khác là trong quân đội).

4. Cơ quan thi hành án hình sự

Cơ quan thi hành án hình sự là các cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm: Trại giam thuộc Bộ Công án, Trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.

Theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 183/2019/TT- BQP thì Cơ quan thi hành án hình quân khu là Phòng Điều tra hình sự quân khu; Phòng Điều tra hình sự quân khu là cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3.

Cơ quan thi hành án hình sự được quy định về cơ cấu tổ chức gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và cán bộ thi hành án hình sự.

Các cơ quan thi hành án hình sự thực hiện các hoạt động để người có nghĩa vụ thi hành án thi hành nghĩa vụ của mình. Cơ quan thi hành án hình sự tổ chức thi hành án theo quyết định hình phạt được tuyên trong phần hình phạt của bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án.

Như trại giam là cơ quan trực tiếp tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân. Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh thực hiện hoạt động quản lý, hướng dẫn thực hiện thi hành án, đề nghị hoãn thi hành án, hoặc đề nghị tha tù trước thời hạn,…Cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cấp quân khu còn có thẩm quyền ra quyết định truy nã và tỏ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn; tổ chức thi hành hình phạt đối với pháp nhân thương mại; tham gia thi hành án tử hình; … và còn có nhiệm vụ quan trọng khác đó chính là tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện hoạt động thống kê, báo cáo thực hiện công tác thi hành án lên cơ quan quản lý thi hành án. Và các cơ quan này còn thực hiện hoạt động cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt.

5. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự

Các cơ quan này bao gồm trại tạm giam thuộc Bộ Cong an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cấp quân khu; Ủy ban nhân dân cấp xã; đơn vị quân đội cấp trung đoàn. Theo đó, trại tạm giam thực hiện quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo luật định. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hoạt động giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn; cấm hành nghề; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù,…. Đơn vị quân đội thực hiện các hoạt động như giám sát, giao dục người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ,…

Tham khảo thêm: Vi phạm hình sự là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !