Nội dung chính
1. Khái niệm chứng khoán
Chứng khoán là chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghỉ số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Chứng khoán có giá là hình thức biểu hiên của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá mang lại thu nhập cho người sở hữu nên nó cũng là đối tượng mua bán và có giá cả. Thông thường trên chứng khoán có giá không ghi tên người sở hữu, do đó, có thể chuyển nhượng tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ kí của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
Một chứng khoán tức là một sản phẩm tài chính có thể giao dịch trên thị trường.
Xem thêm: Chứng khoán là gì
Chứng khoán là một công cụ tài chính có giá trị, có thể mua bán và nắm giữ như tiền.
Chứng khoán là xác nhận bằng chứng chỉ (certificate), bút toán sổ sách (book-entry) hay dữ liệu điện tử thể hiện quyền và lợi ích về sở hữu tài sản hoặc phần vốn đối với các công ty cổ phần.
Chứng khoán thể hiện mối quan hệ sở hữu đối với công ty (được xem là cổ phiếu), thể hiện mối quan hệ chủ nợ (trái phiếu…) hay chứng khoán lai (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) hoặc các loại quyền chọn.
Chứng khoán có các thuộc tính sau:
Thứ nhất, chứng khoán có tính thanh khoản, nghĩa là chứng khoán có thể được chuyển đổi thành tiền mặt;
Thứ hai, chứng khoán có tính sinh lời, nghĩa là chứng khoán có khả năng tạo thu nhập cho chủ sở hữu;
Thứ ba, chứng khoán có tính rủi ro, nghĩa là việc sở hữu, mua bán chứng khoán có thể làm giảm thu nhập của chủ sở hữu.
Quy định của pháp luật các nước về các loại chứng từ có giá là chứng khoán không hoàn toàn giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu; chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác.
Quyển và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành phụ thuộc vào loại chứng khoán. Ví đụ. Người sở hữu cổ phiếu vừa có quyền hưởng lợi vừa có quyền sở hữu chủ đối với tổ chức phát hành còn người sở hữu trái phiếu chỉ có quyền hưởng lợi (thu nhập) từ tổ chức phát hành.
Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể ghi danh (có ghi tên người sở hữu) hoặc vô danh (không ghi tên người sở hữu).
2. Các loại chứng khoán
Có 3 loại chứng khoán chính, phổ biến trên thế giới, gồm:
(1) Chứng khoán vốn
(2) Chứng khoán nợ
(3) Chứng khoán phái sinh
Cụ thể:
2.1 Chứng khoán vốn
Chứng khoán vốn được biết đến nhất là cổ phiếu phổ thông. Tức là cổ phiếu nhà đầu tư cá nhân hay mua trên các sàn chứng khoán.
Chứng khoán vốn thể hiện quyền sở hữu của cổ đông một thực thể (công ty, ủy thác…)
Vì chứng khoán vốn xem như là cổ phiếu, nên nó có vai trò và đặc điểm như là cổ phiếu: được trả cổ tức nếu công ty hoạt động kinh doanh tốt, được hưởng lợi từ việc bán chênh lệch giá (mua thấp bán cao), chứng khoán vốn cũng có quyền biểu quyết các hoạt động quan trọng của công ty.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa dãy mã thẻ BHYT
Trong trường hợp phá sản, giải thể thì cổ đông sẽ nhận lại các khoản tiền còn lại, khi công ty thanh toán xong các khoản nợ.
2.2 Chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ được biết đến nhiều nhất là trái phiếu. Khi bạn sở hữu chứng khoán nợ, hay trái phiếu công ty, điều đó thể hiện bạn là chủ nợ của công ty.
Khi bạn sở hữu chứng khoán nợ, thì xác lập tiền bạn cho công ty vay và công ty phải có tránh nhiệm hoàn trả (trừ trường hợp phá sản, mà không đủ tiền trả nợ). Chứng khoán nợ thể hiện số tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn, gia hạn…
Chứng khoán nợ ngoài sản phẩm chủ đạo là trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp), chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp.
Nếu bạn hay gửi ngân hàng, thì cái sổ tiết kiệm bạn có thể xem là chứng khoán nợ.
Chứng khoán nợ sẽ được trả lãi thường xuyên, bất chấp công ty hoạt động tốt hay xấu. Và được ưu tiên thanh toán trước nhất trong trường hợp công ty phá sản.
Chứng khoán lai: Có thể bạn sẽ nghe một số thuật ngữ cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi. Đó là dạng của chứng khoán lai. Nó có đặc tính của cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Thực tình mà nói thì nó vẫn có xu hướng thiên về chứng khoán nợ (trái phiếu nhiều hơn).
2.3 Chứng khoán phái sinh
Đây là hình thức phức tạp hơn. Hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giao dịch chứng khoán phái sinh, nó phụ thuộc giá vào chỉ số VN30.
Nhưng đó cũng chỉ là 1 dạng của chứng khoán phái sinh, ngoài ra còn có hợp đồng quyền chọn.
Quyền chọn thì có quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Ví dụ Cổ Phiếu X hiện có mức giá 50.000 đồng, và bạn dự đoán nó sẽ lên 60.000 đồng. Thay vì bỏ ra 50.000 đồng mua Cổ Phiếu X với kỳ vọng sẽ lãi 10.000 đồng (tương đương 20%).
Thì bạn có thể đặt chi phí quyền chọn giả định 1.000 đồng. Bạn sẽ mua được 50 quyền mua Cổ Phiếu X, khi Cổ Phiếu X tăng giá lên 60.000 đồng, thì bạn sẽ lãi: 50 (cổ phiếu) X 10.000 đồng (lãi 10.000 đồng/cổ phiếu) – 50.000 đồng (chi phí mua quyền) = 450.000 đồng.
Nhưng ngược lại, chứng khoán phái sinh luôn tồn tại mức rủi ro cao hơn rất nhiêu so với chứng khoán thường.
Xét về mức độ rủi ro giảm dần ta có:
Rủi ro nhất: Chứng khoán phái sinh
Rủi ro: Chứng khoán vốn – cổ phiếu.
Ít rủi ro nhất: Chứng khoán nợ – trái phiếu
Dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000, nhưng hiện tại thị trường cổ phiếu là tương đối nhiều nhà đầu tư giao dịch nhất. Tiếp theo thị trường phái sinh (ra đời năm 2018) cũng thu hút nhà đầu tư cá nhân. Thị trường trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân hiện chưa phát triển.
3. Vai trò của chứng khoán đối với nền kinh tế
Một thị trường chứng khoán phát triển có tác động hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển. Điều này cũng thể hiện rõ qua thị trường tài chính các nước phát triển rất lơn như Mỹ, Anh, Nhật…
Ngay từ đầu năm 2019, Kỷ Dậu, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh cồng khai mạc phiên giao dịch đầu năm, và đề ra những mục tiêu, định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chứng khoán giúp cho những người có tiền tìm đến những nơi cần vốn để đầu tư. Khi dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc giữ 2 bên có tiền và cần để mở rộng kinh doanh, khi đó chứng khoán làm cho thị trường hiệu quả và phát triển hơn
Tham khảo thêm: Tài sản góp vốn là gì
Nhờ thị trường chứng khoán, giúp các nhà đầu tư dễ dàng nhìn thấy những công ty nào hoạt động tốt, công ty nào không hiệu quả. Tiền sẽ được đẩy vào những công ty phát triển, giúp nó mở rộng hoạt động kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế.
Những chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ quá, cũng tạo ra những biến động lớn trong chu kỳ kinh doanh. Mọi thứ tràn lan, ai cũng có thể mua 1 cách bốc đồng, không dựa trên những kiến thức đúng khoa học và quản trị rủi ro thường cũng sẽ trả giá lớn.
Ở Mỹ nổi tiếng nhất là ngày thứ 5 đen tối, dẫn đến Đại suy thoái 1929. Ở Việt Nam với việc nhà đầu tư nhắm mắt nhắm mũi mua mà không có những kiến thức đúng khoa học để phân tích và đánh giá sẽ trả giá rất đắt.
Ví dụ thời kỳ đen tối từ lên đỉnh mua vô tội vạ năm 2007 và xuống hơn 80% năm 2008. Mà nhà đầu tư Hà Nội lâu năm cũng là học viên của Ngọ chia sẻ hình ảnh anh và đồng nghiệp.
“Chẳng còn/có gì ngoài 1 ngôi nhà, những người không có nhà thì vội rút tiền ra mua 1 ngôi nhà, còn người 10 ngôi nhà cũng có 1 ngôi nhà” – Lúc sốt, một ngày khi đó bằng cả năm làm việc”.
Dù chứng khoán sẽ luôn tăng trưởng trong lâu dài, là phong vũ biểu của nền kinh tế. Nhưng sẽ có những lúc thị trường giảm điểm 10% hoặc 20%, có thể nói là năm nào cũng diễn ra.
Đối với NĐT cá nhân, chứng khoán là kênh đầu tư nên tất yếu phải có rủi ro (nếu không muốn rủi ro hãy gửi ngân hàng), nhưng kèm theo nó là phần thưởng lớn. Bạn có thể gia tăng tài sản nhanh hơn nhiều so với nhiều kênh đầu tư khác, nếu bạn có kiến thức và sự hiểu biết khoa học.
4. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
TTCK không giống với các thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
5. Vai trò, chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có vai trò rất lớn cho nền kinh tế đất nước.
5.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
5.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
+ Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
+ Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
+ Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)
Đọc thêm: Lãi ròng là gì ? Cách hiểu đúng về lãi ròng ? Cho Ví dụ về lãi ròng