logo-dich-vu-luattq

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Xem thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Trả lời:

1. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Quyền sở hữu được quan niệm bao gồm trong nội dung của nó ba nhánh quyền cơ bản như sau:

– Thứ nhất, quyền sử dụng (cho phép chủ sở hữu sử dụng và hưởng các lợi ích đơn giản từ việc có vật, ví dụ như có xe đạp để đi, có nhà để ở, có cây cối để che mát, có tiền để tiêu …);

– Thứ hai, quyền thu hoa lợi (cho phép chủ sở hữu hưởng trọn vẹn các hoa lợi do vật đem lại, ví dụ như hưởng lợi nhuận từ tiền vốn trong kinh doanh, hưởng lợi nhuận từ việc cho thuê nhà, cho thuê xe đạp, hưởng hoa trái từ cây trồng …); và

– Thứ ba, quyền định đoạt (cho phép chủ sở hữu định đoạt số phận của vật cả về mặt vật chất và mặt pháp lý, ví dụ như tiêu dùng gạo, vứt bỏ cây bút, chuyển nhượng quyền sở hữu chiếc xe đạp, cho thuê ngôi nhà, cho vay vốn…).

Quyền chiếm hữu được coi là một quan hệ thực tế. Nó được phân biệt với quyền sở hữu mặc dù hầu hết các chủ sở hữu chiếm hữu tài sản. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hai quyền này tách biệt. Bộ luật dân sự Đức 2002, Bộ luật dân sự Nhật Bản 2006, Bộ luật dân sự Quecbec (Canada) 2004, Bộ luật dân sự Louisiana (Hoa Kỳ) 2011, Bộ luật dân sự Hà Lan 2008, Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936, Bộ luật dân sự 1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ … đều quy định quyền chiếm hữu không nằm trong nội dung quyền sở hữu và được quy định riêng. Điều đó không có nghĩa là chủ sở hữu không được chiếm hữu vật. Chẳng hạn chủ sở hữu có thể chiếm hữu lại vật bị thất lạc.

Trong thời gian vật bị thất lạc, người chiếm hữu vật đó vẫn được bảo vệ quyền chiếm hữu của mình bởi pháp luật. Ví dụ khác cho thấy quyền chiếm hữu hoàn toàn có thể tách khỏi quyền sở hữu như: cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm bị chiếm hữu bởi người khác trong một khoảng thời gian dài, nhưng khi được trao trả, nó không hẳn được trao trả cho người có quyền sở hữu, bởi chủ nhân thực sự của nó đã hy sinh. Thế nhưng điều rõ ràng là người chiếm hữu cuốn nhật ký đó phải có tố quyền chống lại sự vi phạm quyền chiếm hữu. Hiện nay ở Việt Nam, tất cả đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53 Hiến pháp năm 2013). Thế nhưng có rất nhiều người Việt Nam chiếm hữu các thửa đất để sinh sống mà Nhà nước chưa xác nhận. Vậy có nên coi tất cả sự chiếm hữu đó là bất hợp pháp không trong khi có việc chiếm hữu xảy ra trước khi có nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân? Có bảo vệ quyền chiếm hữu của những người này bằng pháp luật không? Nếu Bộ luật dân sự là nền tảng đầy chất lý luận cho hệ thống luật tư, thì việc trả lời cho các câu hỏi đó không thể hoàn toàn trông chờ vào Luật Đất đai.

Trong thực tế cuộc sống hầu hết chủ sở hữu tự chiếm hữu vật. Thế nhưng trong khoa học pháp lý cần phải có sự rõ ràng giữa hai quyền năng này.

Từ thời La Mã cổ đại chiếm hữu đã được xem là có ý nghĩa pháp lý nhất định. Chẳng hạn: Occupatio (người chiếm hữu đầu tiên một tài sản vô chủ trở thành chủ sở hữu tài sản đó); Usucapio (thủ đắc quyền sở hữu do thời hiệu cho phép người chiếm hữu chuyển đổi lợi ích trên tài sản thành quyền thống trị đối với tài sản).

2. Chiếm hữu

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

– Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

Tham khảo thêm: Xã hội

– Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

3. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

– Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

– Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

4. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Trong thực tế có những trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng lại không dựa theo quy định về chiếm hữu tài sản có căn cứ. Trong trường hợp này, hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản được coi là hành vi bất hợp pháp. Người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể do hành vi trái pháp luật chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình. Chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.

Khi một chủ thể chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định thì phải hoàn trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu.

Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có hành vi trái pháp luật đã xâm hại đến tài sản, làm cho tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng, mất mát,.. Do vây, người gây thiệt hại phải bồi thường giá trị tài sản mà mình đã xâm hại.

Điều 189 Bộ luật Dân sự quy định: việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Tham khảo thêm: Pháp luật về hợp đồng: Những vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ: B ăn cắp của C chiếc máy bơm nước và đến gửi A. Vậy việc A chiếm hữu chiếc máy bơm nước là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, vì khi nhận giữ hộ B chiếc máy bơm nước đó A không biết và không thể biết chiếc máy bơm nước đó không thuộc quyền sở hữu của B tức là không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

5. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật

Đối với nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật ta có thể chia thành các trường hợp sau đây:

Trường hợp một: Người chiếm hữu, sử dụng ngay tình

Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản chưa làm hư hỏng phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu trong tình trạng chủ sở hữu phát hiện được hoặc người chiếm hữu, sử dụng biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác

Khi trả lại tài sản, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật

Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). Trường hợp này, hành vi của người chiếm hữu, sử dụng là ngay tình nhưng do cố ý chiếm hữu, sử dụng tài sản nên đã trở thành không ngay tình.

Trường hợp hai: Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình

Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Người có hành vi trái pháp luật phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu tài sản. Ngài việc phải trả lại tài sản như trong tình trạng mình chiếm hữu bất hợp pháp còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu, sử dụng.

Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản ( như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp ba: Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí cần thiết, hợp lí để bảo quản, sửa chữa tài sản. Sự cần thiết đó được biểu hiện: trong điều kiện bình thường thì chủ sở hữu cung phải bỏ ra chi phí nếu không tài sản sẽ hư hỏng, giảm bớt chất lượng,…

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi nhận tài sản phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản. Xét về ý thức chủ quan, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ nhưng ngay tình, chưa biết được tài sản đó là của người khác, tự họ bỏ ra những chi phí làm tăng giá trị tài sản để thỏa mãn lợi ích của chính họ, lợi ích đó được coi là hợp pháp. Nhưng khi chủ sở hữu phát hiện được, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đó vẫn tiếp tục chi phí để làm tăng giá trị của tài sản thì không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải thanh toán.

Trường hợp này, người thực tế đang chiếm hữu tài sản phải hoàn trả ngay tài sản cho chủ sở hữu, chủ sở hữu sẽ quyết định số phận thực tế của tài sản.

Các văn bản liên quan:

>> Tải bộ luật dân sự năm 2015

Tham khảo thêm: Quy phạm pháp luật là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !