logo-dich-vu-luattq

Câu hỏi về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Ngày nay, có rất nhiều người sau khi học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài đã quyết định sẽ kết hôn ở nước ngoài hay kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn chưa nhiều người có thể hiểu hết các quy định về vấn đề này. Pháp luật quy định thế nào về hôn nhân có yếu tố nước ngoài? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Xem thêm: Câu hỏi về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Nội dung tư vấn

Quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài là gì?

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập; thay đổi; chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Ở Việt Nam, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được tôn trọng; bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam; người nước ngoài tại Việt Nam có các quyền; nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền; lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam; pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài

Tham khảo thêm: Thuận tình ly hôn giải quyết trong bao lâu

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 123 Luật HNGĐ năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Điều 34, Bộ luật TTDS quy định: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp; yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài”. Như vậy, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn; thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ; con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Tham khảo thêm: Tài sản riêng trước hôn nhân

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con theo quy định tại khoản này hiện nay là Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh.

Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ; con trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90; khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3; khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; các trường hợp khác có tranh chấp. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha; mẹ, con có yếu tố nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Sở hữu tài sản của vợ, chồng người nước ngoài

Người nước ngoài được sở hữu tài sản là động sản trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với tài sản là bất động sản, người nước ngoài được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi đáp ứng điều kiện:

  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.

Đối với Bất động sản là quyền sử dụng đất; pháp luật quy định người nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy quan hệ hôn nhân, người nước ngoài không được cấp quyền sử dụng, đứng tên sổ đỏ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành
  • Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương năm 2021

Trên đây là bài viết của chúng tôi về: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” . Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0967 370 488

Tìm hiểu thêm: Ly hôn khi có 2 đứa con

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !