logo-dich-vu-luattq

Cảnh sát hình sự có quyền gì

Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015;

Xem thêm: Cảnh sát hình sự có quyền gì

– Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

1. Bản chất pháp lý của hoạt động điều tra hình sự

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm; Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan Điều tra về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

2. Cơ quan Cảnh sát Điều tra là gì?

Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an là một đơn vị điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương.

Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể đó là:

3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra

>&gt Xem thêm: Khái niệm về cổ đông và quyền hạn của cổ đông trong công ty cổ phần ?

– Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có:

+ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

– Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; 

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;

+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

– Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

+ Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra;

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

>&gt Xem thêm: Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất

Tham khảo thêm: Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự có đáp án

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

– Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có:

+ Đội Điều tra tổng hợp;

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ; 

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.

– Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

>&gt Xem thêm: Văn phòng đăng ký đất đai là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đai?

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (quá trình tiếp nhận có thể ghi âm, ghi hình).

Sau khi tiếp nhận, Cơ quan điều tra tiến hành phân loại và xử lý:

+ Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết cùa mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

+ Trường hợp tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết tố giác, tin báo theo quy định như: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định (Quyết định khởi tô vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố). Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

– Tiến hành điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

– Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với các Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân dân.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

Tham khảo thêm: Giám định lại trong tố tụng hình sự

>&gt Xem thêm: Chánh văn phòng là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Chánh Văn Phòng

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

– Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này (các tội phạm quy định tại các chưong từ Chương XIV đến Chương xxrv cùa Bộ luật Hình sự) khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh (đối với các tội phạm có khung hình phạt tù trên 15 năm hoặc tù chung thân hoặc tử hình), thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

– Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. 

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (quá trình tiếp nhận có thể ghi âm, ghi hình).

Sau khi tiếp nhận, Cơ quan điều tra tiến hành phân loại và xử lý:

>&gt Xem thêm: Thẩm phán là gì ? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán

+ Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều ha có thẩm quyền.

+ Trường hợp tố giác, tin báo thuộc thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết tố giác, tin báo theo quy định như: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao

nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định (Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố). Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

– Tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (các tội phạm có khung hình phạt khác hoặc có khung hình phạt tù cao nhất đến 15 năm), trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân.

– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm. 

– Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tham khảo thêm: đình chỉ vụ án hình sự luật 2015

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !