logo-dich-vu-luattq

Cách tính lương hưu theo nghị định 108

1. Luật sư tư vấn Luật lao động

Biên chế được hiểu là số nhân lực lao động cần thiết trong một cơ cấu hợp lý cả về số lượng và chất lượng để thực hiện có hiệu quả công việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị. Số nhân lực này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên việc tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức của cả hệ thống chính trị ở nước ta là vấn đề khó, phức tạp nhưng rất cấp bách hiện nay.

Xem thêm: Cách tính lương hưu theo nghị định 108

Nghị định 108/2014/NĐ-CP ra đời quy định cụ thể về vấn đề tinh giản biên chế, về nhóm đối tượng nào trong diện tinh giản, mức độ hưởng lương hưu khi tinh giản biên chế,… đối với các đối tượng làm việc trong cơ quan nhà nước, đặc biệt là giáo viên.

Nếu bạn đang cần tư vấn về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi, về các điều kiện cũng như mức lương hưu được hưởng mà chưa tìm được căn cứ pháp luật hoặc chưa hiểu rõ cách áp dụng pháp luật, bạn có thể liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến của Luật Minh Gia theo số điện thoại: 1900.6169 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư Email tư vấn của chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể.

2. Tư vấn cách tính lương hưu đối với trường hợp về hưu trước tuổi theo nghị định 108

Câu hỏi tư vấn: Tôi sinh ngày 01/01/1962 vào ngành từ tháng 9/1986 hiện là giáo viên tiểu học có thời gian công tác tại miền núi 6 năm trước khi chuyển về đồng bằng, nay xin nghỉ hưu theo nghị định 108. Tôi muốn nghỉ từ 01/01/2017 thì tiền lương hưu của tôi được tính như thế nào? Mức lương hiện hưởng là 4.89, đến tháng 11 năm 2016 tôi sẽ được hưởng vượt khung 5%

Trả lời: Chào bác, cảm ơn bác đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Do thông tin cung cấp không đầy đủ nên chưa thể xác định cụ thể Bác có thuộc trường hợp tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014 hay không. Giả sử Bác thuộc một trong các trường hợp tinh gian biên chế theo Điều 6 của Nghị định này thì tiền lương hưu của Bác được tính như sau:

*Trường hợp bác là nữ:

Theo quy định tại Nghị định 108/2014 về chính sách tinh giản biên chế

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi

Theo đó bác sẽ được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật BHXH và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, cụ thể như sau:

Đọc thêm: Nghị định hướng dẫn luật bồi thường nhà nước

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Mức tiền lương tháng là: 4.89 × 1 150 000đ = 5 623 500đ

Mức tiền lương tháng 11 và 11/2016 là: 5 623 500đ × 5%= 5 904 675đ

Mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu là: [(5 623 500 x 58) + (5 904 675 x 2)] / 60 = 5 632 872đ

Thời gian tham gia BHXH của Bác là 30 năm 3 tháng.

Bác sẽ được hưởng: 15 năm đầu được 45% mức bình quân tiền lương

– 15 năm sau x 3% = 45%

– 3 tháng lẻ được tính là ½ năm = 0.5 x 3% = 1.5%

Tham khảo thêm: Nghị định 129/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính cưỡng chế thi hành thuế

– Tổng là 91.5%

Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định trên bác được hưởng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 0.5 x 5.5 = 2.75 tháng lương đóng BHXH.

Số tiền lương hưu mà bác được nhận là 4 224 654đ và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là 15 490 398đ.

* Trường hợp bác là nam:

Nếu bác là nam 54 tuổi thì bác không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014 thì bác được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định sau:

Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Bác sẽ được hưởng [3 + ( 1.5 x 30.5)] x 5 904 675đ = 287 852 906đ.

Tìm hiểu thêm: Nghị định về chứng minh nhân dân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !