logo-dich-vu-luattq

Phân tích các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? LawKey sẽ làm rõ nội dung này như sau theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Các điều kiện đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

Điều 27 Luật doanh nghiệp 2020 nêu rõ, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện về:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp;

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

2. Phân tích các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được pháp luật quy định như sau:

2.1. Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ: Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Theo đó, 06 ngành nghề mà pháp luật cấm hoạt động đầu tư kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật đầu tư 2020 bao gồm:

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Tham khảo thêm: Lệ phí đăng ký kinh doanh 2019

Bên cạnh đó, đối với việc kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện Luật định trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

2.2. Điều kiện về tên của doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật doanh nghiệp 2020.

– Theo đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Tên doanh nghiệp không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký; Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

– Tuân thủ các quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp và tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

2.3. Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

Theo Khoản 20 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, Hồ sơ hợp lệ là là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, tùy từng loại hình doanh nghiệp và nội dung đăng ký mà chủ thể đăng ký doanh nghiệp cần nộp các loại giấy tờ khác nhau phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký.

2.4. Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí

Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, pháp luật quy định miễn phí, lệ phí cho chủ thể đăng ký.

Trên đây là nội dung bài viết về Các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp và cung cấp dịch vụ.

Tìm hiểu thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh tại đâu?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !