logo-dich-vu-luattq

Bán sổ bảo hiểm xã hội

Không ít các trường hợp thực hiện hành vi cầm cố hoặc mua bán sổ bảo hiểm với giá chênh nhằm trục lợi bất chính. Điều này dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật của người lao động, trường hợp nặng nhất có thể bị đi tù.

Mua bán sổ bảo hiểm xã hội để trục lợi có thể bị phạt tù.

Xem thêm: Bán sổ bảo hiểm xã hội

Mua bán sổ bảo hiểm xã hội để trục lợi có thể bị phạt tù.

1. Tại sao lại mua bán sổ bảo hiểm xã hội?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ quan trọng ghi nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, đồng thời là thành phần bắt buộc của hồ sơ dùng để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định trong đó có rút BHXH một lần.

1.1 Mua bán sổ BHXH trá hình dưới hình thức ủy quyền

Do sổ BHXH không phải một loại tài sản, cho nên mọi giao dịch dân sự liên quan đến việc mua bán, cầm cố loại giấy tờ này là không hợp pháp. Vì vậy, để tránh sự điều tra, việc mua bán sổ BHXH được thực hiện trá hình dưới hình thức ủy quyền rút BHXH một lần.

1.2 Mua sổ BHXH giá thấp rút BHXH một lần ăn chênh

Người bán sổ BHXH sẽ làm giấy ủy quyền cho người mua sổ rút BHXH một lần. Theo đó, người bán ngay lập tức sẽ nhận được một số tiền ít hơn số tiền có thể rút BHXH một lần theo sổ. Người mua được ủy quyền sẽ cầm theo các giấy tờ ủy quyền và sổ BHXH làm các thủ tục rút BHXH một lần để hưởng khoản tiền chênh.

Thực tế, cơ quan BHXH rất khó để xác định được đâu là ủy quyền rút BHXH một lần thật và đâu là trường hợp mua bán sổ BHXH, do đó hành vi mua bán sổ BHXH rất khó để phát giác. Chỉ khi phát hiện 1 đối tượng được ủy quyền thực hiện hành vi rút BHXH một lần của nhiều người khác nhau thì mới bị phát giác điều tra làm rõ. Lợi dụng kẽ hở này, nhiều đối tượng vẫn thực hiện hành vi mua bán sổ BHXH để trục lợi bất chính.

2. Mua bán sổ bảo hiểm xã hội trục lợi có thể đi tù

Nhiều người người không biết việc thực hiện mua bán sổ BHXH ngoài việc bị phạt hành chính, trong trường hợp nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đi tù. Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi mua bán còn gặp nhiều rủi ro khác.

Tham khảo thêm: Tỷ lệ bảo hiểm xã hội

Rủi ro rút bảo hiểm xã hội một lần trong mua bán sổ bảo hiểm xã hội.

Rủi ro rút bảo hiểm xã hội một lần trong mua bán sổ bảo hiểm xã hội.

2.1 Rủi ro khi mua bán sổ BHXH

Có rất nhiều rủi ro khi mua bán sổ BHXH dưới hình thức ủy quyền nhưng vì lợi ích và cung cầu nên các đối tượng vẫn chấp nhận thực hiện. Cụ thể:

  • Đối với người bán sổ BHXH: Rủi ro bị ép giá bán, khiến số tiền nhận được khi bán thấp hơn rất nhiều so với việc đi rút BHXH một lần.

  • Đối với người mua sổ BHXH: Có thể gặp rủi ro nếu bị người bán làm lại sổ BHXH và rút BHXH 1 lần trước, khi đó người mua sẽ không được rút BHXH một lần nữa. Hoặc trong trường hợp người bán qua đời trước thời điểm được rút BHXH 01 lần cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân của người bán sổ BHXH, chứ không chi trả BHXH 01 lần theo giấy tờ ủy quyền mà trước đó người mua và người bán đã ký.

2.2 Mức phạt đối với các trường hợp vi phạm mua bán sổ BHXH

Trường hợp mua bán sổ bảo hiểm xã hội trục lợi bị cơ quan BHXH phát hiện, tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể mức phạt như sau:

2.2.1 Phạt vi phạm hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 39, Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm: Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ

>>> Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mua bán sổ BHXH.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp mua bán sổ BHXH.

2.2.2 Xử lý hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 214, Bộ luật Hình sự, các cá nhân thực hiện việc mua bán sổ BHXH còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH. Cụ thể:

  • Bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm trong trường hợp có hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH hoặc dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH mà chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 – dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 – dưới 200 triệu đồng.

  • Bị phạt tù từ 5 – 10 năm nếu chiếm đoạt tiền BHXH từ 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

Như vậy, việc mua bán sổ bảo hiểm xã hội trục lợi có rất nhiều rủi ro cho cả người bán và người mua, trường hợp nặng còn có thể đi tù. Do đó người lao động cần nắm rõ luật và tránh xa hành vi mua bán sổ BHXH bỏ qua lợi trước mắt để có lợi ích lâu dài về sau.

>>> Bảo hiểm xã hội năm 2022 – Cập nhật những thông tin mới nhất

Tham khảo thêm: Nên cân nhắc khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !