logo-dich-vu-luattq

Bài tập về đề nghị giao kết hợp đồng

TÊN THÀNH VIÊN NHÓM:

  1. Lê Tân Long MSSV: 185120038
  2. Đoàn Văn Thành Long MSSV: 185120218
  3. Trần Hiếu Linh MSSV: 185120126
  4. Nguyễn Thị Thảo MSSV: 185050114
  5. Lại Vĩnh Hoàng MSSV: 185120316

BÀI TẬP

Câu 1: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.

Xem thêm: Bài tập về đề nghị giao kết hợp đồng

  1. Chỉ có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có khả năng xác lập hợp đồng.
  2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được xác lập bằng văn bản.
  3. Hợp đồng bằng lời nói chỉ có giá trị pháp lý khi có người làm chứng.
  4. Hợp đồng trong truyền thông nghe nhìn là hợp đồng dân sự.

Câu 2: Bài tập tình huống

Công ty cổ phần âm nhạc A gửi lời đề nghị mời nhạc sĩ B sáng tác một ca khúc độc

quyền cho Công ty. Trong lời đề nghị, Công ty A có ấn định thời hạn cho nhạc sĩ B trả lời

là đến 17h00 ngày 20/3/2016. Ngoài ra, Công ty A cũng quy định rằng nếu hết hạn trả lời

mà nhạc sĩ B im lặng thì Công ty A có quyền xem sự im lặng đó là câu trả lời chấp nhận

giao kết hợp đồng.

Lời đề nghị được gửi qua đường bưu điện vào ngày 10/3/2016. Ngày 12/3/2016, thư đề

nghị được giao đến địa chỉ nhà B, nhưng do B đi công tác vắng nên đến ngày 16/3/

B mới đọc được thư. Tuy nhiên, đến hạn trả lời, B vẫn im lặng. Vì thế, Công ty A cho

rằng B đã chấp nhận giao kết hợp đồng và yêu cầu B phải thực hiện công việc theo hợp

đồng. B cho rằng mình không trả lời nghĩa là từ chối lời đề nghị nên hợp đồng không

được hình thành.

Đọc thêm: Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Hỏi:

  1. Xác định thời điểm nhận được lời đề nghị của B.

  2. Hợp đồng đã được giao kết hay chưa? Tại sao?

BÀI LÀM

Câu 1

  1. Nhận định “ Chỉ có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mới có khả năng xác lập hợp đồng “ là đúng vì theo Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật doanh nghiệp năm 2015 quy định điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Theo đó, cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự). Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:

 Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;  Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;  Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết.

Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.

  1. Nhận định “ Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được xác lập bằng văn bản.” là sai vì Theo quy định tại khoản 1 của Điều 401 Bộ luật dân sự 2015:

Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác, thì hợp đồng có

hiệu lực vào thời điểm giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng thường là thời điểm các bên

thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng tức là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay

chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Pháp luật Việt Nam xác định thời điểm giao kết

hợp đồng là các thời điểm sau:

  • Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời

điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;

  1. Nhận định “Hợp đồng trong truyền thông nghe nhìn là hợp đồng dân sự” là đúng vì:
  • Hợp đồng trong truyền thông thuộc loại hợp đồng dịch vụ trong các loại hợp đồng dân sự. Theo điều 513 Bộ luật 91/2015/QH13 về Dân sự, Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Hợp đồng quảng cáo truyền thông hay Hợp đồng quảng cáo là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận dịch vụ giữa các bên, trong đó, bên cung ứng dịch vụ (bên thực hiện việc quảng cáo) sẽ thực hiện công việc quảng cáo sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ/bên thứ ba (bên có nhu cầu được quảng cáo sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ) qua các phương tiện truyền thông, và bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Câu 2

1. Xác định thời điểm nhận được lời đề nghị của B.

Tại điều 388 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể: Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: 1ời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: a) Do bên đề nghị ấn định; b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 2ác trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Theo đó, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được chia làm hai trường hợp:

Thứ nhất , thời điểm này là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định. Trong lời đề nghị được gửi đi cho bên được đề nghị, thì bên đề nghị đã ấn định rõ thời điểm đề nghị đó có hiệu lực. Đó có thể là thời điểm bên được để nghị nhận được đề nghị hoặc

là thời điểm lời đề nghị được gửi đi. Trường hợp này thường có trong hình thức đề nghị giao kết hợp đồng bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện.

Thứ hai , nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Thời điểm này được xác định căn cứ theo khoản 2 Điều 388 Bộ luật dân sự 2015, đó là:

  • Trường hợp, đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển bằng công văn, giấy tờ qua đường bưu điện, thì thời điểm bên đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm mà đề nghị được chuyển đến nơi cư trú nếu là cá nhân hoăc trụ sở nếu là pháp nhân.
  • Trường hợp, đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị. Hiện nay, hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đều có những trang web riêng. Đây là hình thức được thực hiện thông qua giao dịch điện tử, mạng internet. Vậy nên, thời điểm lời đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực chính là thời điểm lời đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
  • Trường hợp bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Trong bài tập tình huống này này, ngày 12/3/2016, thư đề nghị được giao đến địa chỉ nhà B nên thời điểm nhận lời đề nghị của B là ngày 12/3/2016. 2. Hợp đồng đã được giao kết hay chưa? Tại sao?

Hợp đồng chưa được giao kết. Vì :

Thứ 1: Sự im lăng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhậ n giao kết, trừ ̣ trường hợp có thỏa thuân hoặ c đây là thói quen đã được xác lậ p của 2 bên. ̣

Thứ 2: Theo điều 394 BLDS 2015 , trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời, thì viêc trả lời có hiệ u lực trong thời gian đó. Nếu bên đề nghị nhậ n được trả ̣ lời quá thời hạn thì sẽ xem như là đề nghị mới của bên châm trả lời. Trong điều kiệ n ̣ bên ra điều kiên không đưa ra thời hạn trả lời thì việ c chấp nhậ n trả lời chỉ có hiệ u lực̣ trong thời gian hợp lí.

Như vậy, công ty Công ty A quy định rằng nếu hết hạn trả lời mà nhạc sĩ B im lặng thì Công ty A có quyền xem sự im lặng đó là câu trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng là đơn phương từ Công ty A, chưa được sự đồng ý và thỏa thuận của nhạc sĩ B từ trước đó nên điều này không có tác dụng.

Đọc thêm: Hợp đồng tín dụng là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !