1. Khi nào cần dùng đến Công văn đề nghị?
Theo Nghị định 30/2020, Công văn nói chung, Công văn đề nghị nói riêng là một trong các loại văn bản hành chính. Văn bản này được sử dụng nhiều trong các cơ quan Nhà nước, ban ngành đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo đó, Công văn đề nghị được sử dụng khi các cơ quan, bộ phận cấp dưới, gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp hoặc cấp trên gửi cấp dưới để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết Công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Xem thêm: Mẫu soạn thảo công văn
Mẫu Công văn đề nghị được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực, trong nhiều trường hợp khác nhau với mục đích khác nhau.
Ngoài ra, Công văn đề nghị được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp còn được dùng để thể hiện những mong muốn cũng như nhu cầu của các cá nhân hay tập thể, hoặc đề nghị yêu cầu thực hiện những thoả thuận giữa các bên.
Tóm lại, có thể hiểu Công văn đề nghị có vai trò như một “phương tiện giao tiếp” giữa các cơ quan, bộ phận, tổ chức, doanh nghiệp… để thông báo, giao dịch hoặc yêu cầu thực hiện một số công việc thuộc chức năng, nhiệm cụ của cơ quan đó.
2. Một số Mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến
Tìm hiểu thêm: Biên bản bàn giao công trình
2.1. Mẫu Công văn đề nghị (mẫu chung)
2.2. Công văn đề nghị thanh toán, đề nghị yêu cầu thanh toán nợ quá hạn
2.3. Công văn đề nghị phối hợp, hợp tác
2.4. Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương
2.5. Công văn đề nghị chốt sổ BHXH
2.6. Công văn đề nghị hỗ trợ
2.7. Công văn đề nghị khen thưởng
Tìm hiểu thêm: Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp, Chi Tiết Năm 2022
3. Lưu ý khi soạn thảo Công văn đề nghị
Khi lập Công văn đề nghị cần lưu ý về một số nội dung sau:
– Về phần nội dung đề nghị: Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì; nguyên nhân hoặc lý do gửi Công văn; đề nghị thời hạn trả lời Công văn (ở cuối phần nội dung cần có dòng chữ “Kính mong quý cơ quan/ ông bà…………sớm trả lời cho chúng tôi được biết”)
– Công văn cần được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, tập trung vào các vấn đề chính, vấn đề trọng tâm.
– Ghi rõ tên, thông tin liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi Công văn.
– Tên, thông tin liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được đề nghị trong Công văn.
Trên đây là 07 Mẫu Công văn đề nghị được dùng phổ biến nhất 2022. Nếu có vướng mắc khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ phép đơn giản năm 2022