Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công
- Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
Nội dung chính
- 1 1. Xe công và nguyên tắc sử dụng xe công
- 2 2. Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?
- 3 3. Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với cán bộ đi xe công làm việc riêng
- 4 4. Hình phạt bổ sung khi cán bộ đi xe công làm việc riêng
- 5 5. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
1. Xe công và nguyên tắc sử dụng xe công
1.1 Xe công là xe gì?
Xe công được hiểu theo nghĩa giản đơn là phương tiện giao thông thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, phục vụ cho mục đích công cộng, hoạt động của các cán bộ Nhà nước.
Xem thêm: Xe công vụ là gì
Xe công cũng được xem là một loại tài sản công. Vì thế, việc quản lý và sử dụng xe công sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật quản lý; sử dụng tài sản công 2017. Tại Khoản 4 Điều 10 của Luật này có nêu rõ việc nghiêm cấm hành vi:
“Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
4. Sử dụng xe ô tô và tài sản công khác do tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, định mức”.
Cụ thể hơn, cũng theo quy định của Luật này; đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước và tại đơn vị sự nghiệp công lập; bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được mượn, sử dụng xe công vào mục đích cá nhân.
Trong các văn bản quy định pháp luật, xe công; đặc biệt là xe ô tô, được định nghĩa cụ thể hơn; với bốn loại chính là xe ô tô phục vụ các công tác chức danh; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng và xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại ô tô được quy định cụ thể tại Nghị định 04/2019/NĐ-CP.
1.2 Nguyên tắc sử dụng xe công
Theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, đối với tài sản công tại cơ quan nhà nước và tại đơn vị sự nghiệp công lập, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không được mượn, sử dụng xe công vào mục đích cá nhân.
Riêng đối với mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, việc sử dụng xe công được cho phép nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định:
- Đầu tiên, tài sản công này phải thuộc trường hợp thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa hết công suất và mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
- Sau đó, đơn vị có nhu cầu phải lập đề án sử dụng tài sản công này tương ứng với các mục đích nêu trên để trình lên cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài các điều kiện trên, sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết cũng phải đáp ứng các yêu cầu khác như không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng do Nhà nước giao, không làm mất quyền sở hữu về tài sản công, tính đủ khấu hao tài sản,…
2. Cán bộ đi xe công làm công việc riêng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Đối với cá nhân, tổ chức sử dụng xe công vào việc riêng, hay được quy định trong luật là hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đến 20 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích được diễn giải là:
Sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm;
Sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân;
Sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn;
Sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân;
Tham khảo thêm: Lương là gì ? Tiền lương là gì ? Quy định luật lao động về tiền lương
Sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân.
Kể từ ngày 01/9/2019, mọi hành vi sử dụng xe công sai mục đích, chế độ, vượt tiêu chuẩn, địch mức sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước. Tại điểm c Khoản 2 Điều 8 Mục 1 Chương II Nghị định này quy định như sau:
“Điều 8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.”
Mức phạt tiền vừa nêu là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính; thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức; theo quy định tại Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.
3. Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với cán bộ đi xe công làm việc riêng
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý; sử dụng tài sản công đối với hành vi này là 1 năm và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; được quy định tại Điều 28 Nghị định 63/2019/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này ra quyết định xử phạt.”
Trên cơ sở quy định vừa nêu, đối chiếu các quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định 63/2019/NĐ-CP thì thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi này được xác định như sau:
– Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Tìm hiểu thêm: Mã định danh công dân là gì
– Về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra:
1. Chánh Thanh tra bộ;
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ;
3. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở.
4. Hình phạt bổ sung khi cán bộ đi xe công làm việc riêng
Theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP, việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích, cụ thể là xe công (xe ô tô), sẽ nằm ở khung phạt cao nhất trong các loại tài sản công là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, những cán bộ có hành vi sử dụng xe công vào việc riêng còn phải đối mặt với các hình thức kỉ luật, khiển trách tại cơ quan làm việc. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích thi đua của người cán bộ như việc cắt thưởng, cắt thi đua, chậm lên lương, …thậm chí làm họ mất cơ hội được xét tuyển, bổ nhiệm vào những vị trí cao hơn.
5. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
– Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
– Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
– Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.
– Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
– Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
– Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
– Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Tìm hiểu thêm: Số giấy tờ cá nhân là gì