logo-dich-vu-luattq

Tội phạm hình sự là gì

Theo Luật hình sự Việt Nam, tội phạm phải là hành vi của con người (hành động và không hành động). Nếu không có hành vi thì không có tội phạm. Ngay cả khi pháp nhân thương mại (một chủ thể của tội phạm) phải chịu trách nhiệm hình sự thì đó cũng là chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội do cá nhân hay tập thể con người thực hiện dưới danh nghĩa pháp nhân thương mại, chứ pháp nhân thương mại không thể tự thực hiện được hành vi nào để có thể phạm tội.

Hành vi được hiểu dưới góc độ Luật hình sự là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển.

Xem thêm: Tội phạm hình sự là gì

Những gì trong tư tưởng, trong suy nghĩ, chưa thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan bằng hành vi thì chưa thể là tội phạm. Bởi vì, chỉ thông qua hành vi của mình con người mới có thể gây ra thiệt hại, gây ra sự nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với hành vi không phải là tội phạm thông qua 05 đặc điểm sau: đặc điểm nguy hiểm cho xã hội, đặc điểm có lỗi, đặc điểm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đặc điểm được quy định trong luật hình sự và đặc điểm phải chịu hình phạt.

Về bản chất pháp lý thì tội phạm là một trong 4 loại vi phạm pháp luật, trong đó tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên nó phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó còn mang các đặc điểm có tính đặc thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. Các đặc điểm đó đã được thể hiện trong khái niệm tội phạm, đó là:

– Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội

Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm pháp luật khác. Đây là đặc điểm thể hiện dấu hiệu về nội dung của tội phạm nó quyết định các dấu hiệu khác như tính được quy định trong Bộ luật Hình sự của tội phạm.

Chính vì vậy, việc xác định dấu hiệu này có ý nghĩa như sau: Là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm; Là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt. Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng ta phải cân nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm; Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; Hình thức và mức độ lỗi; Động cơ và mục đích phạm tội; Nhân thân người phạm tội; Hoàn cảnh chính trị xa hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tham khảo thêm: Những vụ án hình sự mới nhất 2018

– Tính có lỗi

Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe dọa phải áp dụng hình phạt – là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mục đích của hình phạt theo luật hình sự Việt Nam là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích này chỉ đạt được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội – tức là khi thực hiện hành vi phạm tội đó họ có đầy đủ điều kiện và khả năng để lựa chọn một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

– Tính trái pháp luật hình sự

Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hóa tại Điều 2 Bộ luật Hình sự chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự thì không bị coi là tội phạm. Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tùy tiện của người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung sửa đổi Bộ luật Hình sự theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế – xã hội để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả.

– Tính phải chịu hình phạt

Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Từ việc phân tích các đặc điểm của tội phạm có thể đưa ra khái niệm tội phạm theo các đặc điểm của nó: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt.

5. Phân biệt tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác

Hệ thống pháp luật Việt Nam được chia thành rất nhiều ngành luật, mỗi một ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau bằng những quy phạm pháp luật của ngành luật đó. Các ngành luật như hành chính, hình sự, dân sự đều là các ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng đều có các đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội khác nhau. Sự vi phạm hành chính, hình sự, dân sự chính đều vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các hành vi vi phạm đều xâm hại đến quan hệ xã hội mà các ngành luật bảo vệ bằng hành động hoặc không hành động. Mỗi ngành luật đều đặt ra các nguyên tắc của nó và cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, sự vi phạm chính là việc không làm đúng những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại cho cá nhân, tổ chức, xã hội.

Như vậy, có thể thấy để thấy sự khác nhau giữa các loại vi phạm hành chính, vi phạm hình sự và vi phạm dân sự thì chúng ta phải đem ra so sanh chúng về đối tượng điều chỉnh và chế tài xử lý vi phạm

– Về đối tượng điều chỉnh: Đây chính là các quan hệ pháp luật mà chủ thể đã có hành vi vi phạm.

Tìm hiểu thêm: Trách nhiệm hình sự là gì? Quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

+ Vi phạm hành chính: là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

+ Vi phạm hình sự: là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm dân sự: là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

– Về chế tài xử lý vi phạm: Do mỗi ngành có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau nên khi có vi phạm thì chế tài cũng khác nhau.

+ Chế tài hành chính: là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

+ Chế tài hình sự: là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

+ Chế tài dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.

Nhìn chung, các chế tài hành chính và hình sự mang tính bảo vệ lợi ích công, lợi ích của Nhà nước. Dựa vào mức độ nghiêm trọng thì chế tài hành chính áp dụng đối với các hành vi ít nghiêm trọng hơn chế tài hình sự, do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm.

Mặt khác, đối với chế tài dân sự, nó được đặt ra để bảo vệ quyền và lợi ích mang tính tư giữa các chủ thể trong xã hội với nhau, là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho cam kết giữa các bên được thực hiện. Do đó, các chế tài dân sự thường là bồi thường thiệt hại, xin lỗi, cải chính.

Đọc thêm: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !