logo-dich-vu-luattq

Thủ tục thành lập câu lạc bộ

Xin chào Luật sư X, tôi và một vài người bạn muốn thành lập câu lạc bộ khiêu vũ nhưng không biết thủ tục thành lập câu lạc bộ như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!

Ở Việt Nam hiện nay, việc tham gia các câu lạc bộ ngày càng trở nên phổ biến; là một trong những nhu cầu thiết yếu của người dân. Do vậy, các câu lạc bộ cũng phát triển rất đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân hiện nay về thành lập; tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ; pháp luật Việt Nam đã ban hành những quy định về việc thành lập câu lạc bộ. Bài viết sau đây của Luật sư X gửi đến bạn đọc những quy định về thủ tục thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam.

Xem thêm: Thủ tục thành lập câu lạc bộ

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 45/2010/NĐ-CP
  • Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 45/2010/NĐ-CP
  • Thông tư 03/2013/TT-BNV

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về câu lạc bộ

Câu lạc bộ đã tồn tại và hoạt động từ rất lâu; câu lạc bộ hay tổng hội, liên đoàn,… hay còn được gọi là hội. Hội là tập hợp tổ chức do cá nhân hoặc tổ chức thành lập nên; vì mục đích chính đáng có cùng những sở thích, mục tiêu, quan điểm; sau đó cùng sinh hoạt, trau dồi, hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ bảo vệ quyền lợi các hộ viên.

Căn cứ tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định:

“1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh

2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).”

Như vậy, câu lạc bộ cũng là một loại hình thức của hội. Theo quy định trên, câu lạc bộ trước tiên phải là một tổ chức được thành lập một cách tự nguyện; các hội viên không bị ép buộc khi tham gia. Câu lạc bộ nói riêng và hội nói chung là tập hợp của những hội viên cùng ngành nghề như hội nhà văn, hội sinh viên, hội học sinh,…; cùng sở thích như hội khiêu vũ,… Mục đích chung của câu lạc bộ là tập hợp đoàn kết các hội viên lại với nhau; thường xuyên tổ chức các hoạt động trước hết là giao lưu kết bạn; hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ và phát triển; giúp đỡ và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên và cộng đồng xã hội; góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, phát triển xã hội.

Điều kiện thành lập câu lạc bộ

Căn cứ Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP thì điều kiện thành lập câu lạc bộ như sau:

+ Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

+ Có điều lệ.

+ Có trụ sở.

+ Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

  • Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
  • Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;
  • Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đọc thêm: Quy trình sang tên xe máy

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn; số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này; xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Thủ tục thành lập câu lạc bộ

Hồ sơ thành lập câu lạc bộ bao gồm:

  • Đơn xin phép thành lập hội.
  • Dự thảo điều lệ.
  • Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
  • Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
  • Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
  • Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội

  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Người nước ngoài có được thành lập câu lạc bộ ở Việt Nam không?

Với bản chất hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam; vì vậy, người thành lập hội phải là công dân Việt Nam; sống thường trú tại Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Như vậy, đồng nghĩa với việc người nước ngoài sẽ không được phép thành lập hội; cũng như câu lạc bộ tại Việt Nam; mà chỉ là hội viên liên kết và hội viên danh dự.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 0967 370 488

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Số thành viên trong ban vận động thành lập hội là bao nhiêu người?” answer-0=”- Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; – Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; – Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên; – Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Hội có tư cách pháp nhân không?” answer-0=”Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định: Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Nội dung chính của Điều lệ hội là gì?” answer-0=”- Tên gọi của hội. – Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội. – Nhiệm vụ, quyền hạn của hội. – Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội. – Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên. – Tiêu chuẩn hội viên. – Quyền, nghĩa vụ của hội viên. – Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết. – Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội. – Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính. – Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội. – Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ. – Hiệu lực thi hành. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Tham khảo thêm: Thủ tục làm sổ tạm trú

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !