Theo Luật căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Thủ tục làm chứng minh nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 16 tỉnh thành áp dụng cấp thẻ căn cước công dân. 47 tỉnh thành còn lại vẫn tiếp tục cấp chứng minh nhân dân 9 số. Theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, chậm nhất là ngày 01/01/2020 phải thực hiện cấp thẻ CCCD trên toàn quốc.
47 tỉnh thành sử dụng chứng minh nhân dân tính đến tháng 11/2018
Xem thêm: Thủ tục làm chứng minh nhân dân
Nội dung chính
Thủ tục làm giấy chứng minh nhân dân
Thủ tục làm chứng minh nhân dân chia làm 3 trường hợp: cấp mới, cấp lại và cấp đổi. Cấp mới là cấp lần đầu tiên. Cấp lại khi bị mất CMND. Cấp đổi khi:
- CMND cũ hư hỏng, không rõ;
- Thay đổi họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh;
- Chuyển hộ khẩu sang tỉnh thành khác;
- Thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng (do phẫu thuật thẩm mỹ, tai nạn…)
Hai trường hợp cấp đổi và cấp lại thủ tục tương tự nhau. Vì vậy, nội dung tiếp theo sẽ chia làm 2 trường hợp làm lần đầu (cấp mới) và làm lại (cấp đổi, cấp lại)
Thủ tục làm chứng minh nhân dân mới
Áp dụng cho công dân chưa có CMND bao giờ
Theo quy định, công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đi làm chứng minh nhân dân
Hồ sơ làm chứng minh nhân dân bao gồm:
- Sổ hộ khẩu bản gốc
- Tờ khai chứng minh nhân dân
Địa chỉ làm chứng minh nhân dân
Tham khảo thêm: Thủ tục cấp giấy khai sinh
Để làm CMND, chắc chắn bạn phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Một số rất ít tỉnh thành phân cấp Công an Cấp tỉnh. Còn lại đa số lên công an Quận/Huyện/Thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục.
Quy trình làm mới chứng minh nhân dân từ 30-45′
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn mang lên công an Quận/Huyện/Thị trấn nơi đăng ký thường trú. Tại đây sẽ được hướng dẫn làm thủ tục theo các bước sau:
- Khai tờ khai chứng minh nhân dân, ký tên
- Kẹp đơn và sổ hộ khẩu rồi nộp hồ sơ
- Đợi đến lượt, lấy vân tay 10 ngón, chụp ảnh
- Nộp lệ phí. Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà với các tỉnh thành hỗ trợ dịch vụ chuyển phát nhanh
Lưu ý: người làm chứng minh nhân dân phải có mặt để làm trực tiếp. Trường hợp ốm đau, già yếu, không thể đi làm được. Có thể liên hệ cơ quan Công An để được hỗ trợ làm chứng minh nhân dân tại nhà hoặc bệnh viện
Làm mới chứng minh nhân dân mất bao nhiêu tiền
Lệ phí làm CMND lần đầu được Bộ tài chính quy định tại Điều 2 Thông tư số 155/2012/TT-BTC
- Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 30.000đ
- Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh: 20.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định
Các trường hợp miễn giảm lệ phí cấp CMND
- Giảm 50% lệ phí với: Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo
- Miễn lệ phí bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn; Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Thời gian làm mới chứng minh nhân dân hết bao lâu
Mỗi tỉnh thành, quận huyện có quy định khác nhau nhưng thông thường sẽ từ 7-15 ngày làm việc. Cấp thành phố, quận, thị xã thời gian cấp nhanh hơn cấp tỉnh, huyện
Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân
Áp dụng cho trường hợp cấp lại, cấp đổi (đã từng được cấp CMND)
Hồ sơ làm lại chứng minh thư nhân dân
Tham khảo thêm: ở bao lâu thì phải đăng ký tạm trú
Cấp lại do bị mất
- Đơn đề nghị cấp/đổi/cấp lại chứng minh nhân dân theo mẫu CMND01. Trường hợp cấp lại do bị mất phải có xác nhận của Công an phường, xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai.
- Bản gốc sổ hộ khẩu
- Tờ khai Chứng minh nhân dân
Cấp đổi hộ chiếu do mờ, rách, thay đổi thông tin, đặc điểm nhận dạng…
- Đơn đề nghị cấp/đổi/cấp lại chứng minh nhân dân theo mẫu CMND01. Lưu ý: không phải xác nhận của Công an phường, xã
- Bản gốc sổ hộ khẩu
- Bản gốc chứng minh nhân dân cũ
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận nếu có các thay đổi về tên, họ, đệm, ngày, tháng, năm sinh
- Tờ khai Chứng minh nhân dân
Địa chỉ nộp hồ sơ
Để làm lại CMND, chắc chắn bạn phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Một số rất ít tỉnh thành phân cấp Công an Cấp tỉnh. Còn lại đa số lên công an Quận/Huyện/Thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm thủ tục.
Quy trình nộp hồ sơ mất từ 30-45′
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn mang lên công an Quận/Huyện/Thị trấn nơi đăng ký thường trú. Tại đây sẽ được hướng dẫn làm thủ tục theo các bước sau:
- Khai tờ khai chứng minh nhân dân, ký tên
- Kẹp đơn và sổ hộ khẩu rồi nộp hồ sơ
- Đợi đến lượt, lấy vân tay 10 ngón, chụp ảnh
- Nộp lệ phí. Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà với các tỉnh thành hỗ trợ dịch vụ chuyển phát nhanh
- Với trường hợp đổi CMND. CMND cũ sẽ được cắt góc và trả lại công dân
Lưu ý: người làm chứng minh nhân dân phải có mặt để làm trực tiếp. Trường hợp ốm đau, già yếu, không thể đi làm được. Có thể liên hệ cơ quan Công An để được hỗ trợ làm chứng minh nhân dân tại nhà hoặc bệnh viện
Làm lại chứng minh nhân dân mất bao nhiêu tiền
Lệ phí cấp đổi
- Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 50.000đ
- Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh: 40.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định
Lệ phí cấp lại
- Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 70.000đ
- Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh: 60.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định
Các trường hợp miễn giảm lệ phí cấp CMND
- Giảm 50% lệ phí với: Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo
- Miễn lệ phí bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn; Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Thời gian cấp lại chứng minh nhân dân hết bao lâu
Theo quy định là 15-30 ngày làm việc. Có thể sớm hoặc muộn hơn tùy theo quy định của từng tỉnh thành. Cấp lại do bị mất lâu hơn cấp đổi. Các huyện miền núi, hải đảo đi lại khó khăn sẽ lâu hơn khu vực thành thị, đông dân cư
Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú – Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú, các bước làm hồ sơ tạm trú