logo-dich-vu-luattq

Tài sản của doanh nghiệp là gì

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp

Tài sản của doanh nghiệp là vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động của mình.

Xem thêm: Tài sản của doanh nghiệp là gì

Tài sản của doanh nghiệp có thể bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, trụ sở, nhà xưởng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, cửa hàng, kho tàng, hàng hoá, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới khách hàng…

Căn cứ vào hình thái vật chất của tài sản mà người ta chia tài sản của doanh nghiệp thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Căn cứ vào vai trò của tài sản đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà người ta chia thành tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản lưu thông. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn đóng góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự tích luỹ được từ hoạt động kinh doanh.

Tài sản doanh nghiệp được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình) như là các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, ô tô,… hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) như là quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu,… Nắm rõ tài sản hữu hình, vô hình là gì trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về tài sản từ đó nâng cao cách thức sử dụng, quản lý tài sản.

Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, việc sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm quản lý tài sản được coi là tài sản vô hình, các máy móc, thiết bị như máy tính bàn, điện thoại,… để phục vụ cho công việc của nhân viên được coi là tài sản hữu hình.

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

2. Tài sản của pháp nhân là gì ? Quy định về tài sản của pháp nhân

Tài sản của pháp nhân là tài sản riêng của pháp nhân thuộc sở hữu của pháp nhân hoặc được giao cho pháp nhân quản Ií.

>&gt Xem thêm: Tiêu chuẩn xác định tài sản cố định theo quy định mới năm 2022

Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của thành viên pháp nhân, với tài sản của cơ quan cấp trên của pháp nhân và của các tổ chức khác,

Tài sản của pháp nhân do pháp nhân chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong phạm vi nhiệm vụ và mục đích phù hợp với từng loại pháp nhân.

2.1. Khái niệm tài sản của đơn vị

Tài sản của đơn vị là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

– Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài

– Có giá phí xác định

– Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nguồn lực này.

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

2.2. Phân loại tài sản của đơn vị

Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:

>&gt Xem thêm: Quy định mới nhất về thời gian trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

1/ Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải

2/ Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)

3/ Công cụ, dụng cụ

4/ Hàng hoá, thành phẩm

5/ Tiền mặt

6/ Tiền gửi ngân hàng

7/ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)

Tham khảo thêm: Công chứng là gì ? Khái niệm công chứng được hiểu như thế nào ?

8/ Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…

9/ Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục bán thanh lý tài sản và cách thức tiêu hủy tài sản cố định của công ty ?

2.3 Tài sản ngắn hạn là gì ?

Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn trung bình tầm 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và có giá trị sử dụng thấp, thường được đưa vào để sản xuất, lưu thông cho các kế hoạch đầu tư ngắn hạn nhằm mục đảm bảo được khả năng thanh toán, sinh lời, tránh lãng phí của tài sản sau các quá trình luân chuyển.

Hình thái giá trị của tài sản thường xuyên thay đổi trong thời gian, chu kỳ sử dụng (tài sản không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu). Tài sản ngắn hạn được thể hiện dưới những dạng phổ biến như: vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho (nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,…), các khoản thu và các tài sản ngắn hạn khác.

– Tài sản ngắn hạn là tiền bao gồm: tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ), tiền gửi ngân hàng, tiền đang được luân chuyển và các khoản tương đương có giá trị như tiền (vàng, bạc, đá quý, kim khí quý).

– Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài trong thời gian ngắn nhằm mục đích sinh lời, thời gian thu hồi nhanh thường trong 1 chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn – được dùng để bù đắp tổn thất thực tế của các khoản đầu tư dài hạn do các nguyên nhân như nhà đầu tư phá sản, thiên tai, lũ lụt,…

– Hàng tồn kho là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc để bán trong kỳ kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ; các chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán và hàng hóa được lưu trữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp – kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để tiến hành sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

– Các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp là tài sản sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp, nhưng vì một vài nguyên nhân chủ quan từ các cá nhân, đơn vị mà tài sản này bị chiếm dụng một cách “hợp pháp” hoặc bất hợp pháp, doanh nghiệp có trách nhiệm thu lại các khoản này bao gồm: các khoản phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu về thuế GTGT, các khoản dự phòng phải thu khó đòi.

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán một lô hàng linh kiện điện tử cho một đại lý B và thanh toán trong 6 tháng, tới tháng cuối cùng thì doanh nghiệp A mới nhận đủ tiền. Vậy các khoản tiền mà doanh nghiệp A chưa được thanh toán trong các tháng được gọi là “Khoản phải thu” và đại lý B được xem là chiếm dụng “hợp pháp” tài sản của doanh nghiệp A. Nếu đại lý B phá sản trong thời gian thanh toán và không trả đủ tiền cho doanh nghiệp A thì sẽ được xem là chiếm dụng bất hợp pháp tài sản.

– Các tài sản ngắn hạn khác là những giá trị tài sản trong các khoản cầm cố, tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 214 – hao mòn tài sản cố định

2.4 Tài sản dài hạn là gì ?

Trái ngược với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn là những loại tài sản có thời gian sử dụng lâu dài trên 12 tháng và được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, có giá trị lớn và hình thái giá trị của tài sản ít khi thay đổi trong nhiều chu kỳ kinh doanh.

Tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư và các loại tài sản dài hạn khác.

+ Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và sử dụng được trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (trên 1 năm), trong quá trình sử dụng sẽ bị hao mòn dần. Để được ghi nhận là tài sản cố định cũng cần phải thỏa mãn các điều kiện theo luật Việt Nam quy định, tài sản cố định được chia thành 2 loại:

– Tài sản cố định hữu hình là những tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất như lúc ban đầu và phải thỏa mãn các điều kiện như là (nguyên giá tài sản từ 30.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm và thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản). Tài sản cố định hữu hình bao gồm: nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải,…

– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, thỏa mãn các điều kiện của tài sản cố định và thể hiện một lượng giá trị đầu tư, chi phí nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình bao gồm: bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất, các chương trình phần mềm,…

+ Các khoản phải thu dài hạn là tài sản hợp pháp, lợi ích của doanh nghiệp, hiện đang bị các đối tượng khác chiếm giữ và có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng, các khoản phải thu dài hạn bao gồm: phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu dài hạn nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu về cho vay các khoản phải thu dài hạn khác.

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là những khoản đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp với thời gian thu hồi trong thời gian dài thường trên 1 năm, nhằm mục đích sinh lời. Các khoản đầu tư đó là: đầu tư vào công ty con; đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; các khoản đầu tư dài hạn khác và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn – dùng để phản ánh tình hình biến động tăng, giảm, dự phòng giảm giá, tổn thất của các khoản chứng khoán đầu tư dài hạn và tổn thất đầu tư dài hạn khác.

+ Bất động sản đầu tư là các bất động sản do doanh nghiệp nắm giữ hoặc sở hữu như là nhà, đất đầu tư,… với mục đích sinh lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán. Lưu ý rằng các bất động sản được sử dụng cho các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa như là nhà xưởng phục vụ cho sản xuất sẽ được coi là tài sản cố định, không phải là bất động sản đầu tư.

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

>&gt Xem thêm: Tài sản cố định vô hình là gì ? Hướng dẫn hạch toán tài khoản 213 tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp

3. Nguồn vốn của doanh nghiệp

3.1. Khái niệm nguồn vốn

Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.

Tìm hiểu thêm: [File word] Mẫu Phiếu xuất kho chuẩn do Bộ Tài chính ban hành

3.2. Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả.

* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn do các chủ sở hữa đóng góp tạo nên, đơn vị không phải cam kết trả nợ.

Tùy theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, nhận vốn góp liên doanh, hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành các khoản sau:

1/ Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán tài sản cố định thuê tài chính tại tài khoản 212

2/ Lợi nhuận chưa phân phối

3/ Các loại quỹ chuyên dùng: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…

* Nợ phải trả: Là số vốn vay, chiếm dụng của tổ chức cá nhân khác mà đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán (đơn vị phải cam kết trả nợ).

Nợ phải trả bao gồm các khoản:

1/ Phải trả người bán

2/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3/ Phải trả người lao động

4/ Phải trả nội bộ

5/ Vay và nợ thuê tài chính

6/ Nhận ký quỹ, ký cược…

>&gt Xem thêm: Khái niệm tài sản của doanh nghiệp ? Quy định về trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp

7/ Người mua ứng trước tiền hàng

8/ Phải trả phải nộp khác

Kết luận: Như vậy tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ một loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất định hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản khác nhau. Tại một thời điểm mối quan hệ giữa giá trị tài sản và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua các đẳng thức kinh tế cơ bản sau:

Tổng giá trị tài sản = Tổng các nguồn vốn

Tổng giá trị tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn – Nợ phải trả

Luật Minh Khuê (tổng hợp)

Tìm hiểu thêm: Phạt cải tạo không giam giữ là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !