Đọc thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Nội dung chính
1. Tìm hiểu quy định của luật bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX kì họp thứ tư thông qua ngày 27.12.1993, Chủ tịch nước công bố ngày 10.01.1994 bởi Lệnh số 29/L-CTN. Đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ môi trường là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường bao gồm các loại quan hệ:
Xem thêm: Pháp luật về bảo vệ môi trường là gì
1) Các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí nhà nước về môi trường gồm có: quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động của môi trường; từ thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách về môi trường đến quan hệ phát sinh trong việc xử lí vi phạm pháp luật về môi trường;
2) Các quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau về bồi thường thiệt hại giữa các bên do hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường gây ra; các quan hệ phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường; quan hệ phát sinh trong việc phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hành vi của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong nước; các tổ chức quốc tế; các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường trên toàn lãnh thổ, vùng lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong điều kiện trước đây, một phần do chiến tranh, vấn đề môi trường chưa được thật sự quan tâm, còn thiếu văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường. Trong tiến trình đổi mới toàn diện, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế đối với các nước trong khu vực và quốc tế, tuy nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng đất nước cũng đối mặt với một thực trạng đáng quan tâm là môi trường ngày càng bị huỷ hoại và hậu quả của nó gây ra ngày càng nghiêm trọng, suy thoái nặng. Công tác quản lí nhà nước về môi trường chưa được quan tâm đúng mức và còn thiếu kinh nghiệm. Trước tình hình đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề cấp bách về bảo vệ một số thành phần môi trường hoặc quy định một số hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường như: Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản năm 1989, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993. Mặt khác, nước ta đã kí kết hoặc tham gia một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc ban hành Luật bảo vệ môi trường là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với đất nước và phù hợp với yêu cầu chung của thế giới. Trước bối cảnh đó, Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua, trực tiếp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ cấu và nội dung cơ bản, Luật có lời nói đầu và 7 chương với 55 điều. Mỗi chương đều có tên gọi phản ánh nội dung chính của chương. Lời nói đầu xác định tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và mục đích của việc ban hành Luật.
Chương l – Những quy định chung, quy định khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường; quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ môi trường.
Chương II – Phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
Chương III – Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng các biện pháp để khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
>> Xem thêm: Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ?
Chương IV – Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và quyền khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân đối với các quyết định xử lí của cơ quan thanh tra về môi trường và đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chương V – Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, quy định nguyên tắc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia, chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công tác bảo vệ môi trường.
Chương VI – Khen thưởng và xử lí vi phạm.
Chương VỊI – Điều khoản thi hành.
Qua 12 năm thực hiện, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã bộc lộ những hạn chế của nó. Vì vậy, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29.11.2005. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Luật được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật gồm 15 chương với 136 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 0967 370 488
Đọc thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
2. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan ttọng. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Chính con người ttong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn ttong việc bảo vệ môi trường. Ý nghĩa của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiệri qua những khía cạnh sau:
– Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng của sự tác động hàng ngày của con người. Sự tác động của con người làm biến đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều hướng làm suy thoái những yếu tố của nó. Con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Chính vì lí do đó việc khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi sinh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên ttong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khái thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn chặn được sự suy thoái. Chẳng hạn, khi khai thác dầu, nếu người ta xử lí các chất theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì sẽ hạn chế được sự tác hại xấu đến môi trường. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng minh vị trí to lớn của việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên cũng như các sàn phẩm.
Tham khảo thêm: Bảng giá và chi phí thuê luật sư bào chữa
>> Xem thêm: Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
– Pháp luật quy đinh các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật ưong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này được tự giác tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với những yếu tố môi trường mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trường. Chẳng hạn việc đóng cửa rừng theo quyết định của Chính phủ là quyết định đúng đắn và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ rừng đang bị suy thoái mạnh. Tuy nhiên, việc đóng cửa rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của một bộ phận dân chúng từ trước đến nay vẫn sống theo nghề khai thác và buôn bán gỗ. Hơn nữa, việc đóng cửa rừng chắc chắn sẽ đẩy giá gỗ lên cao nên việc buôn bán gỗ, nhất là buôn lậu mang lại lọi nhuận lớn. Điều này dễ dẫn đến những vi phạm liều lĩnh của nhiều cá nhân và tổ chức. Sự liên kết giữa lâm tặc với các cán bộ có chức quyền ở Ninh Thuận, Đắk Lắk, Phú Quốc… trong việc khai thác trái phép rừng đầu nguồn, rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là một số ví dụ điển hình về sự liều lĩnh đó.
Bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, pháp luật tác động tới những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả yật chất, tinh thần đối với họ. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn ttọng pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, Nhà nước bằng Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định quyền hạn của tổ chức kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng. Theo đó, các nhân viên kiểm lâm, hạt trưởng kiểm lâm, chi cục’ trưởng kiểm lâm… có quyền phạt hành chính đối với hành vi phá hoại rừng- một yếu tố hết sức quan trọng của môi trường.
– Vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về nước sạch, tiêu chuẩn về không khí. Cẩc tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kĩ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lí nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lí, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức ứong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lí cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trượng. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường.
– Một ttong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong quá trinh khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra những ưanh chấp. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa cá nhân với nhau song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. Tranh chấp về môi trường là ttanh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố cùa môi trường. Chẳng hạn ttanh chấp giữa Công ti bột ngọt VEDANS vói các cư dân của tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa bàn của công ti này.
Đọc thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
3. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại.
Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y.
>> Xem thêm: Ô nhiễm không khí là gì ? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì ?
Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.
Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp.
Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau:
– Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. – Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.Không phóng uế bừa bãi.
– Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.
– Không hút thuốc là nơi công cộng.Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá.
– Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.
Đọc thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường
>> Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép môi trường theo quy định mới
Chúng ta đều biết môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Nhưng hiện trạng cho thấy ngày nay đang đánh một hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường. Các bạn để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng…. Đó là các vấn đề môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, không có quy hoạch. Con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Chặt cây, đốn rừng bừa bãi khiến cho nhiều đồi trọc, rừng đầu nguồn bị phá hoại nặng nề, gây nên nhiều lũ lụt lớn. Hay như năm 2014 với quyết định của thành phố Hà Nội đã đốn hàng loạt cây cổ thụ bóng mát vì lợi ích xây dựng nhà cao tầng, mở đường xá, nhưng họ quên mất đi giá trị bóng mát, giúp môi trường trong sạch. Nhiều công ty sản xuất vì lợi nhuận trước mắt mà đi “đường tắt” xả thải trực tiếp ra sông ngòi hoá chất, rác thải khiến môi trường sông ngòi bị ô nhiễm nặng nề. Sông Tô Lịch Hà Nội rác trôi nổi, bốc mùi khó chịu. Công ty Fomosa thải tấn nước thải khiến cá chết hàng, một vùng biển bị ô nhiễm gây cản trở việc đánh bắt sinh hoạt của người dân…
Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà chúng ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều thiên tai, ” bệnh lạ” , con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Vì thế chúng ta phải bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà của chúng ta. Không có môi trường ta sẽ không có chốn ăn chốn ở, không thể có sự sống nếu thiếu môi trường. Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng đẹp. Chỉ khi môi trường tồn tại ta mới tồn tại. Bởi thế bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta. Ngày nay, đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện pháp tích cực khắc phục hậu quả đã gây ra và tránh những tác động xấu sẽ đến. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, rác thải; răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Chúng ta có ngày “Giờ Trái đất 24-3”, có những chương trình chung tay góp sức bảo vệ trái đất xanh sạch đẹp, có những hoạt động nhặt rác, thu gom rác trên biển, trong rừng,… Nhiều đất nước đề ra những khoản luật cấm vứt rác, cấm hút thuốc,… để bảo vệ môi trường. Nhiều nước khuyến khích người dân đi xe đạp, đi bộ giảm tải khói bụi từ các loại xe sử dụng xăng. Toàn thế giới đang chung tay giữ gìn một thế giới xanh đẹp, không có ô nhiễm môi trường.
Đọc thêm: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
5. Quy định của pháp luật bảo vệ môi trường
“Điều 5. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
3. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
>> Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì ? Phân tích về hiện trạng bảo vệ môi trường ?
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
6. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
7. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
9. Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
10. Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
11. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.”
Luật Minh Khuê (biên tập)
Tìm hiểu thêm: Đơn xin mở đường dân sinh không thuộc quy hoạch nhà nước ? Mức phạt sử dụng lòng đườn trái phép ?