logo-dich-vu-luattq

Phân loại hợp đồng lao động

1. Khái niệm hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động các bên ký kết có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi của một trong những nội dung chủ yếu về điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.

Xem thêm: Phân loại hợp đồng lao động

2. Phân loại hợp đồng lao động

Có nhiều cách để phân loại hợp đồng lao động như căn cứ vào tính kế tiếp của hợp đồng (có hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động chính thức), tính hợp pháp của hợp đồng lao động (có hợp đồng lao động hợp pháp, hợp đồng lao động bất hợp pháp)…, song dưới góc độ pháp luật người ta thường phân chia loại họp đồng trên cơ sở thời hạn của hợp đồng. Bởi lẽ, để có thể chuyên giao được hàng hoá sức lao động, NLĐ cần phải có một khoảng thời gian để thực hiện công việc theo hợp đồng. Thời hạn của họp đồng lao động dài hay ngắn thường được dựa trên tính chất công việc, thời hạn thực hiện và hoàn thành công việc. Thông thường, pháp luật các nước đều chia hợp đồng lao động thành 3 loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ. Tuy nhiên, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, tuỳ theo điều kiện kinh tế-xã hội của từng nước mà thời hạn của hợp đồng có thể là 3 năm hoặc 5 năm hoặc cũng có thể tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. BLLĐ năm 2012 quy định 3 loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng. Bộ luật lao động năm 2019 quy định hợp đồng lao động gồm có các loại sau đây:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, các bên không bị ràng buộc với nhau về thời gian. Bởi vậy, hợp đồng này thường là lâu dài nên được áp dụng cho những công việc có chất thường xuyên liên tục, không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời gian kết thúc trên 36 tháng.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp khi hết thời hạn hợp đồng nhưng NLĐ vẫn tiếp tục làm việc. Vậy vấn đề này được giải quyết như thế nào?

Theo Điều 20 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải kí kết hợp đồng lao động mới, trong thời gian chưa kí kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên được thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết. Trường họp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không kí hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đặc biệt, để bảo vệ NLĐ, hướng tới việc sử dụng lao động lâu dài, tránh tình trạng NSDLĐ không kí hợp đồng lao động dài hạn với NLĐ, pháp luật còn quy định về số lượng lần các bên được quyền kí hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trường hợp NLĐ làm việc liên tục cho một NSDLĐ thì chỉ được quyền kí 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu người đó vẫn tiếp tục làm việc thì lần thứ 3 phải kí họp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Xem thêm: Phân loại hợp đồng lao động

3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

>&gt Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động bản cập nhật mới nhất năm 2022

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. Khi thực hiện giao kết hợp đồng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận

Nguyên tắc tự do, tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động là sự cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự tự lựa chọn việc làm, nơi làm việc của công dân. Có nghĩa rằng khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể hoàn toàn tự do về mặt ý chí trong việc tham gia giao kết về hợp đồng lao động, bất kể hành vi lừa gạt, cưỡng bức đều có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu.

Nguyễn tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng khẳng định vị trí ngang hàng của người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng. Tức là không có sự phân biệt đối xử giữa bên người lao động và người sử dụng lao động. Hành vi tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Đọc thêm: TƯ VẤN ĐẤU THẦU

Tuy nhiên trên thực tế, không thể tránh khỏi việc khi tham gia hợp đồng lao động, các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng với nhau. Vì vậy, ở nguyên tắc này sự bình đẳng nhấn mạnh ở khía cạnh pháp lý.

Nguyên tắc không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể

Đây là nguyên tắc chung không những đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia hợp đồng mà còn đảm bảo không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Hợp đồng lao động phải tuân thủ nguyên tắc tự do thỏa thuận, tuy nhiên sự tự do thỏa thuận ở đây phải nằm trong khuôn khổ. Khuôn khổ đó chính là chuẩn mực về đạo đức, không trái với pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

Xem thêm: Phân loại hợp đồng lao động

4. Trình tự giao kết hợp đồng lao động

>&gt Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định mới năm 2022 ? Điều kiện kết hôn là gì ?

Trình tự giao kết hợp đồng lao động là các bước mà NLĐ và NSDLĐ tiến hành khi giao kết hợp đồng lao động. Đây chính là giai đoạn các bên đàm phán, thương lượng và đi đến thống nhất các điều khoản trong hợp đồng đồng thời tiến hành kí kết họp đồng lao động. Pháp luật lao động không quy định cụ thể về trình tự giao kết hợp đồng nhưng có thể khái quát các bước trong trình tự giao kết hợp đồng lao động như sau:

– Đề nghị giao kết hợp đồng lao động

Đề nghị giao kết hợp đồng là bước đầu tiên trong trình tự giao kết hợp đồng lao động. Bởi khi một người muốn giao kết hợp đồng thì ý muốn đó phải được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định để phía đối tác biết được ý muốn đó và từ đó mới có thể dẫn đến việc giao kết hợp đồng. Thực chất đề nghị giao kết hợp đồng chính là việc một bên thể hiện việc ý chí của mình trước người khác về việc họ cổ nhu cầu giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được giao kết giữa NLĐ và NSDLĐ nên chủ thể đề nghị giao kết hợp đồng lao động có thể là NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ nếu có nhu cầu giao kết hợp đồng lao động sẽ đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng lao động với NLĐ và ngược lại nếu NLĐ có nhu cầu giao kết hợp đồng cũng có thể đưa ra lời đề nghị với NSDLĐ. Đề nghị giao kết hợp đồng lao động thông thường có các nội dung như nhu cầu tuyển dụng (hoặc được tuyển dụng), vị trí công việc sẽ tuyển dụng, địa điểm làm việc, mức lương… Khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng đòi hỏi các bên phải đưa ra các thông tin đầy đủ, rõ ràng và đặc biệt các thông tin này phải đảm bảo tính trung thực. Việc đề nghị giao kết hợp đồng lao động được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Các bên có thể trực tiếp đưa ra lời đề nghị hoặc có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm… Trên cơ sở lời đề nghị, các bên có thể gặp gỡ và cung cấp thêm cho nhau những thông tin cần thiết theo yêu cầu của phía bên kia. Chẳng hạn như khi nhận được lời đề nghị giao kết họp đồng của NSDLĐ, NLĐ cung cấp cho nguời sử dụng lao động các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình ttạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp việc giao kết hợp đồng lao động mà NSDLĐ yêu cầu. Các thông tin của NLĐ không liên quan đến việc tuyển dụng như thông tin cá nhân hoặc các thông tin mang tính xã hội không được cho phép thì NSDLĐ không thể điều tra và cũng không được yêu cầu NLĐ cung cấp những thông tin đó. Tuy nhiên, những thông tin mà NLĐ đưa ra cần phải chính xác, trung thực và NLĐ cần phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin của mình. Ở một số nước (như Nhật Bản và Hàn Quốc), NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại cho họ khi cung cấp thông tin tuyển dụng sai lệch.

NSDLĐ cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực cho NLĐ về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, quy định về bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh và các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà NLĐ yêu cầu… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp ở giai đoạn này chỉ là những thông tin cơ bản nhất về điều kiện, khả năng của mỗi bên. Trên thực tế, mức độ cung cấp thông tin (đặc biệt là về phía NSDLĐ như về bí mật công nghệ kinh doanh…) còn phụ thuộc vào quy chế của doanh nghiệp cũng như thoả thuận giữa tập thể lao động với NSDLĐ trong thoả ước lao động tập thể.

Như vậy, ở giai đoạn này, các bên mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra lòi đề nghị, thể hiện ý chí mong muốn giao kết hợp đồng và cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết cho việc giao kết hợp đồng. Do đó, ở giai đoạn này các bên chưa có sự ràng buộc về mặt pháp lí và các bên hoàn toàn vẫn có quyền thay đổi, rút lại hoặc huỷ bỏ lời đề nghị của mình.

– Đàm phán, thương lượng nội dung hợp đồng lao động

Đàm phán thương lượng hợp đồng là giai đoạn thứ hai của quá trình giao kết hợp đồng lao động. Đây có thể được xem là giai đoạn quan trọng của quá trình giao kết họp đồng bởi họp đồng lao động có được giao kết hay không, quyền lợi của các bên ữong quan hệ lao động cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn này. Ở giai đoạn này, các bên sẽ đưa ra các vấn đề (các điều khoản của hợp đồng) để hai bên cùng nhau thương lượng, thoả thuận. Việc thương lượng, thoả thuận của các bên trong giai đoạn này sẽ được tuân theo các nguyên tắc của việc giao kết họp đồng lao động. Điều đó có nghĩa, các bên được quyền tự do và bình đẳng khi đưa ra các vấn đề; được tự do và bình đẳng trong việc đàm phán, thương lượng với nhau về các điềụ khoản…

Trong một số trường hợp trước khi giao kết họp đồng lao động, các bên còn có thể thoả thuận vấn đề thử việc nếu thấy cần thiết.

Chẳng hạn như NSDLĐ muốn kiểm tra xem NLĐ có khả năng, trình độ thực hiện được công việc đó hay không hoặc NLĐ muốn kiểm tra xem mình có thực hiện được công việc đó hay không thì hai bên thoả thuận về vấn đề thử việc. Thử việc không phải Ịà thủ tục bắt buộc trong giao kết họp đồng mà tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trong thời gian thử việc, quyền lợi của NLĐ thường thấp hơn so với khi NLĐ chính thức tham gia quan hệ lao động nên để bảo vệ NLĐ cũng như hạn chế sự lạm dụng của NSDLĐ trong thử việc, pháp luật thường quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của các bên trong thời gian thử việc, đó là thời gian thử việc và tiền lương trong thời gian thử việc. Thông thường, thời gian thử việc được pháp luật xác định ở mức tối đa căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, còn tiền lương được pháp luật quy định ở mức tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tránh tình trạng NSDLĐ lạm dụng để xâm hại. Nhìn chung pháp luật các nước đều quy định hạn chế thời gian thử việc, cũng như những hạn chế việc kéo dài thêm thời gian thử việc. Ví dụ như ở Pháp, chỉ khi trong thoả ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động có quy định rõ thì thời gian thử việc mới có thể được gia hạn, nếu như sau thời gian hợp đồng thử việc kể cả là NLĐ đồng ý thì thời gian thử việc cũng không được phép kéo dài thêm. Thời gian thử việc kết thúc, nếu NLĐ thử việc đạt kết quả thì NSDLĐ phải kí họp đồng làm việc chính thức với NLĐ, trường hợp sau thời gian thử việc NSDLĐ không giao kết hợp đồng lao động với NLĐ mà không có lí do chính đáng thì ở Nhật Bản (án lệ), Hàn Quốc (án lệ), Anh (án lệ), Đức (các điều 134, 242 Luật Dân sự) sẽ coi đó là sa thải không chính đáng.

Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Ở Việt Nam, thời gian thử việc do hai bên thoả thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Cụ thể là không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lí doanh nghiệp, không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kĩ thuật từ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn trung cấp, công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 6 ngày đối với các công việc khác (theo Điều 25 BLLĐ năm 2019). Để tránh tình trạng NSDLĐ lạm dụng thử việc NLĐ nhiều lần, pháp luật thường quy định thử việc chỉ được thực hiện 1 lần đối với một công việc.

>&gt Xem thêm: Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới năm 2022

Quyền lợi của NLĐ trong thời gian thử việc là do NLĐ và NSDLĐ thoả thuận, song riêng về tiền lương của NLĐ trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần phải báo trước và không phải bồi thường. Khi kết thúc thời gian thử việc, NSDLĐ có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho nguời lao động. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì NSDLĐ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết họp đồng lao động đối với trường họp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

– Giao kết hợp đồng lao động

Sau khi đàm phán, thương lượng đạt được kết quả, các bên đã thống nhất được với nhau những điều khoản trong hợp đồng lao động, bước tiếp theo là các bên sẽ tiến hành giao kết hợp đồng lao động. Đối với hợp đồng lao động giao kết bằng văn bản thì đây chính là giai đoạn các bên ghi các điều khoản đã thoả thuận vào trong bản hợp đồng và các bên cùng kí vào hợp đồng. Đối với hợp đông lao động bằng miệng thì đây chính là giai đoạn các bên thống nhất lại với nhau một lần nữa các điều khoản đã thoả thuận, về mặt pháp lí đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì hành vi giao kết hợp đồng lao động được coi là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như đối với công việc dưới 12 tháng, công việc theo mùa vụ) thì nhóm người từ 18 tuổi trở lên có thể uỷ quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản có hiệu lực như giao kết với từng NLĐ. Tuy nhiên, hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ kí của từng NLĐ. NLĐ có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Để bảo vệ NLĐ, pháp luật còn quy định những hành vi NSDLĐ không được phép thực hiện khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Đó là giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng chứng chỉ của NLĐ; yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện họp đồng hay buộc NLĐ thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho NSDLĐ (theo Điều 17 BLLĐ năm 2019). Đây là những biện pháp mà trên thực tế NSDLĐ hay áp dụng nhằm ràng buộc NLĐ, buộc họ phải thực hiện họp đồng. Tuy nhiên, những biện pháp này ảnh hưởng đến quyền tự do việc làm của NLĐ và dễ dẫn đến hiện tượng lao động nô lệ trá hình nên việc pháp luật lao động quy định cấm thực hiện là hoàn toàn hợp lí.

Xem thêm: Phân loại hợp đồng lao động

5. Hình thức hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết dưới 03 hình thức sau:

– Giao kết bằng văn bản;

– Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;

>&gt Xem thêm: Quy định mới nhất về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

– Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc bổ sung thêm hình thức hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử tạo điều kiện thuận tiện hơn cho các bên khi thực hiện hợp đồng lao động nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

Tham khảo thêm: Mức phạt khi một trong hai bên phá vỡ hợp đồng thuê nhà để kinh doanh?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !