logo-dich-vu-luattq

Phạm tội có tổ chức là gì

1. Thế nào là phạm tội có tổ chức ?

Khái niệm về phạm tội có tổ chức được quy định tại khoản 2, điều 17, bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”

Như vậy, khái niệm về tội phạm có tổ chức đã được quy định tại điều 17 về đồng phạm, khái niệm này có liên quan chặt chẽ với khái niệm đồng phạm tại khoản 1, điều 17 “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Có thể hiểu một cách đơn giản khi một hành vi bị pháp luật hình sự truy cứu trách nhiệm vơi vai trò đồng phạm trong một vụ án, một tội danh nào đó thì sẽ bị xem xét giữa các đồng phạm này có phạm tội có tổ chức hay không tức là có sự câu kết chặt chẽ để thực hiện hành vi phạm tội hay không ?

Xem thêm: Phạm tội có tổ chức là gì

Cũng theo quy định của luật hình sự thì người đồng phạm được phân thành 4 dạng:

+ Người tổ chức: Đồng phạm trong vai trò là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người thực hành: Đồng phạm trong vai trò là người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người xúi giục: Đồng vạm trong vai trò là người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội mà không có hành vi xúi giục này chưa chắc hoặc có thể hành vi phạm tội chưa xảy ra luôn và ngay hoặc không diễn ra sớm hơn.

+ Người giúp sức: Đồng phạm rong vai trò người giúp sức là việc tạo các điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội.

2. Cho ví dụ về tội phạm có tổ chức ?

Trên thực tiễn ở nước ta không ít những vụ án về phạm tội có tổ chức đã được xử lý, triệt phá trong đó nổi bật hơn cả là: Vụ án Năm Cam.

>&gt Xem thêm: Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ?

Vụ án Năm Cam và đồng phạm hay Chuyên án Z5.01 là vụ án về tội phạm có tổ chức đặc biệt, có tính đặc thù, đây là một vụ án lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều địa phương. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức tội phạm theo kiểu “xã hội đen” do Trương Văn Cam cầm đầu đã được phanh phui và phơi bày trước ánh sáng, được Việt Nam và thế giới quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau, sự quan tâm ở đây bao hàm cả hai góc độ kinh tế và chính trị. Trương Văn Cam là đối tượng hình sự đặc biệt nguy hiểm, hoạt động phạm tội có tổ chức theo kiểu “xã hội đen”, liên tục gây ra nhiều tội ác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trong nước trong một thời gian dài với nhiều hành vi dã man, tàn bạo; thủ đoạn trắng trợn, thâm độc gây nên phẫn nộ lớn trong dư luận dân cư.

Tham khảo thêm: Huy hiệu tượng trưng cho một nước gọi là gì

Thông tin về vụ án đã được đề cập rất nhiều trên báo chí, truyền hình với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn như điện ảnh. Không khó để tìm kiếm các thông tin liên quan đến vụ án này, về cơ bản có thể thấy đây là một vụ án điển hình thỏa mãn đầy đủ cách hiểu về tội phạm có tổ chức tại Việt Nam.

Dưới góc độ về học thuật có thể lấy một ví dụ như sau:

A và B có mâu thuẫn trong làm ăn kinh doanh. Để trả thù, A đã đưa ra một kế hoạch chi tiết để giết hại B dưới dạng một vụ tai nạn giao thông. Biết B thường đi làm về muộn qua cung đường vắng trên địa bàn tỉnh. A đã bàn bạc với C và Đ về kế hoạch chi tiết và được C và Đ đồng ý thực hiện cùng. Trong đó, C một người chuyên cho thuê xe tải trên địa bàn đồng ý cho Đ là lái xe tải mượn một xe tải 8T để thực hiện hành vi trên. Sau khi, A theo dõi B đi tiếp khách hàng (có sử dụng rượu bia) đã báo cho C và Đ chuẩn bị kế hoạch đón ngõng B trên đường về tại cung đường quen thuộc. C lái xe ô tô bám theo B trên cả đường về để thông báo cho Đ thực hiện hành vi đâm trực điện xe tải vào xe ô tô của B, tại ngã tư X.

B chết tại chỗ sau vụ tai nạn giao thông có sự dàn dựng sẵn của A,C,D.

Như vậy, A,C và Đ phạm tội giết người có tổ chức trong đó A là người chủ mưu, C là người giúp sức, Đ là người thực hành với vai trò đồng phạm với A.

3. Đặc điểm của phạm tội có tổ chức

Sự kết cấu chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm dấu hiệu chủ quan vừa thể hiện được đặc điểm của dấu hiệu khách quan, vừa thể hiện mức độ liên kết về măt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm. Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể. Với tính chất như vậy, đồng phạm có tổ chức thường có những đặc điểm:Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững;Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng;Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động tội phạm của mình;Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt… Với đặc điểm như vậy, đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này không những được quy định chung tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều loại tội phạm cụ thể như ở tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Mọi vướng mắc pháp của người dân về từng trường hợp cụ thể khi bị khởi tố, tạm giam, truy tố về hành vi phạm tội có tổ chức cần trao đổi thêm với luật sư để tìm hướng biện hộ, loại trừ tính chất pháp lý của việc phạm tội có tổ chức Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự tư vấn, tháo gỡ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này.

4. So sánh khái niệm phạm tội có tổ chức với các quốc gia khác ?

>&gt Xem thêm: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017

Để hiểu hơn về cách hiểu về khái niệm phạm tội có tổ chức chúng tôi xin so sánh về nội hàm của khái niệm phạm tội có tổ chức ở Việt Nam so với một số quốc gia có nền lập pháp phát triển bậc nhất trên thể giới, nơi chúng ta chỉ nhìn thấy các tổ chức tội phạm MAFIA trên phim ảnh:

Tại nước Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) tội phạm có tổ chức được định nghĩa là:”tổ chức có từ hai người trở lên trong một thời gian dàithực hiện nhiều hành vi phạm tội có tính truyền thống như trộm, cướp, gây thương tích…”

Tại Nga, tội phạm có tổ chức được định nghĩa là: “sự hình thành và hoạt động của các kết cấu phạm tội có tổ chứcnhư các băng đảng, các hội; các tổ chức phạm tội có tổ chức và các hoạt động phạm tội của chúng” (có thể hiểu các hoạt động phạm tội ở các mức nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)”.

Tham khảo thêm: Mã định danh công dân là gì

Tại nước Đức, khái niệm tội phạm có tổ chức được định nghĩa cụ thể nhất:

“Tội phạm có tổ chức là tội ác có hoạch định trước để gây lợi hay giành quyền lực, được thực hiện hơn hai người trong một khoảng thời gian dài:

a) Sự dụng những cơ cáu doanh nghiệp;

b) Sử dụng quyền lực hay những biện pháp để đe dọa hoặc

c) dùng những thế lực chính trị, báo trí, cơ sở công cộng, tư pháp hay kinh tế.

Từ này không bao gồm những tọi phạm khủng bố (*);

(*) Đây là một ý rất hay có tính chất phân biệt cao bởi những tội khủng bố thường không hướng đến mục đích kinh tế (Phần lớn hướng tới yếu tố chính trị), còn tội phạm có tổ chức hướng đến đạt lợi ích kinh tế nhiều hơn (cũng có những quốc gia, khi đạt được lợi ích kinh tế có thể thao túng yếu tố chính trị) nhưng xét về bản chất thì tội phạm có tổ chức luôn hướng đến yếu tố thu lợi nhiều hơn.

Như vậy, mỗi một quốc gia trên thế giới có một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề phạm tội có tổ chức. Có một điểm chung duy nhất dễ nhận thấy là tất cả các quốc gia đều thống nhất cho đây là hành vi của từ hai người trở lên còn mỗi quốc gia lại đánh giá yếu tố tổ chức ở những góc cạnh khác nhau. Như Mỹ và Đức thì đánh giá về tiêu chí là tội phạm có tổ chức phải thực hiện nhiều hành vi trong một khoảng thời gian dài; pháp luật của Nga và Việt nam lại đánh giá nặng về tính kết cấu, câu kết.

Không đọc mặt chỉ tên nhưng về cơ bản khi đọc về các định nghĩa của các quốc gia, tôi hình dung ngay được nó mô phỏng về các tổ chức tội phạm (Tổ chức MAFIA là một khái niệm thường dùng), tổ chức băng đảng, tổ chức đòi nợ thuê (Việt Nam)… Các tổ chức này có thể núp bóng hoạt động bí mật hoặc trá hình dưới niều loại hình công ty khác nha như các công ty kinh doanh tài chính, công ty thu hồi nợ (ở Việt Nam) hoặc các loại hình doanh nghiệp khác mang tính vỏ bọc cho hoạt động chính của mình là phạm tội (vi phạm pháp luật hình sự) để kiếm tiền, rất nhiều tiền.

5. Phân tích quy định luật hình sự Việt Nam về phạm tội có tổ chức

“Tội phạm có tổ chức”, “tổ chức phạm tội” và “phạm tội có tổ chức” là những khái niệm phức tạp, có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau. Việc làm sáng tỏ ba khái niệm này có ý nghĩa to lớn không những về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoàn thiện pháp luật hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

>&gt Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?

Tham khảo thêm: Phát triển toàn diện của trẻ em là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !