CHÍNH PHỦ –
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc –
Xem thêm: Nghị định 46 của chính phủ
Số: 46/2019/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Đọc thêm: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THỂ THAO
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực thể thao không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thể thao trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế;
d) Đơn vị sự nghiệp thể thao;
đ) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao;
e) Câu lạc bộ thể thao;
g) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Các đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như đối với cá nhân.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thể thao.
Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
đ) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
e) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;
g) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
h) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao.
3. Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao; kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao; thành tích thi đấu thể thao.
4. Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
5. Buộc xin lỗi công khai.
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thể thao được quy định tại Nghị định này là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện, thi đấu, trừ những bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao được pháp luật cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về cấm bạo lực trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao
1. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao.
2. Vi phạm quy định về quyền của vận động viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho vận động viên theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho vận động viên hoặc không bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên khi tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
Điều 11. Vi phạm quy định về quyền, nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao
1. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao trình cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt hoặc không thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao sau khi được cơ quan sử dụng vận động viên phê duyệt;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên trong tập luyện, thi đấu thể thao hoặc không chấp hành luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thi đấu thể thao.
Tìm hiểu thêm: Nghị định số 39 2018 nđ cp
2. Vi phạm quy định về quyền của huấn luyện viên thể thao thành tích cao:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ; không bảo đảm trang thiết bị huấn luyện cho huấn luyện viên;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong huấn luyện cho huấn luyện viên.
Điều 12. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu thể thao.
Điều 13. Vi phạm quy định về phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp vận động viên không bảo đảm tiêu chuẩn.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phong đẳng cấp huấn luyện viên, trọng tài không bảo đảm tiêu chuẩn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức giải thi đấu thể thao thiếu một trong những nội dung về tên giải, thời gian, địa điểm, chương trình thi đấu, điều kiện an ninh, trật tự, y tế, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức giải thi đấu;
b) Không có Điều lệ giải thi đấu;
c) Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, kết quả giải thi đấu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức giải thi đấu thể thao không đúng thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này .
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm, kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Điều 16. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh hoạt động thể thao mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Cho tổ chức khác thuê, mượn sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
c) Kinh doanh hoạt động thể thao sau khi có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp đã có hiệu lực.
3. Các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trong hoạt động thể thao chuyên nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Huấn luyện viên chuyên nghiệp không có bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao chuyên ngành phù hợp với hoạt động của môn thể thao chuyên nghiệp và hoàn thành chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp của liên đoàn thể thao quốc gia, không có bằng huấn luyện viên chuyên nghiệp theo quy định;
b) Vận động viên chuyên nghiệp không có hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; không được liên đoàn thể thao quốc gia công nhận; vận động viên là người nước ngoài tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp ở Việt Nam mà không có giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế;
c) Nhân viên y tế không bảo đảm trình độ chuyên môn từ cao đẳng y tế trở lên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp, nhân viên y tế tham gia hoạt động thể thao chuyên nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định;
b) Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao chuyên nghiệp quốc tế.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở vật chất trong kinh doanh hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về bảng nội quy, bảng chỉ dẫn, bảng hướng dẫn, biển báo đối với từng môn thể thao;
b) Không bảo đảm yêu cầu về phao neo, cờ định vị, phao tiêu, cờ hiệu, phao cứu sinh, áo phao, dây phao, sào cứu hộ, ghế cứu hộ đối với từng môn thể thao;
c) Không bảo đảm yêu cầu về khu vực thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân, khu tắm tráng, khu vực rửa chân, nhà vệ sinh, khu vực đỗ đáp, khu vực xuất phát, khu vực tập kết và neo đậu phương tiện, khu vực cất giữ súng, đạn thể thao đối với từng môn thể thao;
d) Không bảo đảm các yêu cầu về âm thanh, ánh sáng đối với từng môn thể thao;
đ) Không bảo đảm yêu cầu về túi sơ cứu, thiết bị sơ cứu, cấp cứu ban đầu đối với từng môn thể thao;
e) Không bảo đảm yêu cầu về sổ theo dõi người tập luyện, sử dụng dịch vụ; sổ theo dõi sử dụng súng, đạn thể thao đối với từng môn thể thao;
g) Không bảo đảm yêu cầu về hàng rào, lưới chắn, lưới bảo vệ, lưới an toàn, rào chắn, tường bao đối với từng môn thể thao.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về diện tích, kích thước nơi tập luyện, thi đấu đối với từng môn thể thao;
b) Không bảo đảm yêu cầu về mặt bằng, mặt sàn, độ sâu, chênh lệch độ sâu, độ dốc, độ gấp khúc, chiều cao, mái che đối với từng môn thể thao;
c) Không bảo đảm yêu cầu về nước bể bơi;
d) Không bảo đảm yêu cầu về mật độ tập luyện, mật độ hướng dẫn tập luyện, mật độ nhân viên cứu hộ đối với từng môn thể thao;
đ) Không bảo đảm yêu cầu về khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện, thi đấu đối với từng môn thể thao.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về vùng hoạt động đối với từng môn thể thao;
b) Không bảo đảm yêu cầu về cửa ra, cửa vào của mỗi bến, bãi neo đậu phương tiện đối với từng môn thể thao.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện; kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm; kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về trang thiết bị trong kinh doanh hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm yêu cầu trang thiết bị phục vụ tập luyện, thi đấu thể thao theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về thông tin liên lạc và cứu hộ theo quy định;
b) Không bảo đảm yêu cầu về trạm quan sát theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng mô tô nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động thể thao trên sông, trên biển, trên hồ hoặc suối lớn không có xuồng máy cứu sinh theo quy định.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện; kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm; kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về nhân viên chuyên môn trong kinh doanh hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người hướng dẫn tập luyện thể thao, nhân viên cứu hộ, nhân viên y tế không đáp ứng điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm yêu cầu về số lượng người hướng dẫn tập luyện thể thao, nhân viên cứu hộ theo quy định;
b) Không có nhân viên y tế thường trực hoặc không có văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết;
c) Sử dụng nhân viên chuyên môn không đáp ứng điều kiện theo quy định.
3. Các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện; kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm; kinh doanh hoạt động thể thao dưới nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định khác trong hoạt động thể thao
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý cản trở hoạt động thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động thể thao gây thiệt hại đến sức khỏe.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2,3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở quản lý nhà nước về thể thao có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 35.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông vận tải); Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 23. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; :
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao không bảo đảm theo quy định có giá trị không vượt quá 50.000.000 đông;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 24. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều
này có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
Đọc thêm: Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Điều 27. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 23 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 12, 14, 15, 16 và 17, khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19, Điều 20, Điều 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành được phân định như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch (bao gồm cả Thanh tra của cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Thanh tra Giao thông Vận tải có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 và điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Thanh tra Y tế có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 6; điểm đ khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Nghị định này và công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2019.
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Mục 2 Chương II Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, khoản 28 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo hết hiệu lực.
Điều 31. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Đọc thêm: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách xã hội; – Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan trung ương của các đoàn thể; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, KGVX (2).
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Đọc thêm: Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình