Khi xác định mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, người lao động phải căn cứ vào thu nhập tính thuế và thuế suất nhưng không phải ai cũng biết cách tính chính xác.
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?
Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương được tính theo công thức sau:
Xem thêm: Mức đóng thuế tncn
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng.
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4.4. triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, thu nhập tính thuế đã được trừ các khoản sau:
– Các đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định là 10,5% (cố định).
– Các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, khuyến học, nhân đạo, đóng góp từ thiện.
– Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân, chẳng hạn tiền ăn trưa, một số khoản phụ cấp, trợ cấp,…
– Thu nhập từ phần tiền công, tiền lương do làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định Bộ luật Lao động.
Như vậy, với mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo Nghị quyết 954, thu nhập của bạn phải trên 15,4 triệu đồng mỗi tháng mới có thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể, tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định theo bảng sau:
TT
Số người phụ thuộc đã đăng ký
Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm
Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng
1
Không có người phụ thuộc
> 132 triệu đồng
> 11 triệu đồng
2
Có 01 người phụ thuộc
> 184,8 triệu đồng
> 15,4 triệu đồng
3
Có 02 người phụ thuộc
> 237,6 triệu đồng
> 19,8 triệu đồng
4
Có 03 người phụ thuộc
Đọc thêm: Cách tính lũy tiến thuế thu nhập cá nhân
> 290,4 triệu đồng
> 24,2 triệu đồng
Đọc thêm: Thuế thu nhập cá nhân sang nhượng đất
5
Có 04 người phụ thuộc
> 343,2 triệu đồng
> 28,6 triệu đồng
Ngoài thu nhập tính thuế, mức đóng còn phụ thuộc vào thuế suất.
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng cần căn cứ vào bảng sau:
Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 05 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% thu nhập tính thuế (TNTT)
5% TNTT
2
Trên 05 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT – 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT – 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT – 1,65 trđ
Đọc thêm: Thuế thu nhập cá nhân sang nhượng đất
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT – 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30 % TNTT – 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35% TNTT – 9,85 trđ
Trường hợp bạn có thu nhập 30 triệu đồng mỗi tháng và có một người phụ thuộc, thuế thu nhập cá nhân tạm nộp được tính như sau:
– Thu nhập chịu thuế của bạn là 30 triệu đồng.
– Bạn được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.
+ Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 30 triệu đồng × 10,5% = 3,15 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 3,15 = 18,55 triệu đồng
Như vậy, thu nhập tính thuế của bạn là: 30 – 18,55 = 11,45 triệu đồng/tháng.
Do thu nhập tính thuế trong tháng là 11,45 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 11,45 × 15% – 0,75 = 967.500 đồng.
Như vậy, số thuế bạn tạm nộp đối với thu nhập nhận được là 967.500 đồng/tháng.
Nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của người lao động nếu đủ điều kiện (Ảnh minh họa)
Khi nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân gồm thời hạn khai và nộp theo tháng/quý và thời hạn quyết toán thuế theo năm.
Nghĩa là, trong năm, người lao động tạm nộp theo tháng hoặc quý sau đó quyết toán (tổng kết thừa thiếu tiền thuế thu nhập cá nhân) theo năm, trong đó:
– Khai và nộp thuế theo tháng/quý được thực hiện dựa trên căn cứ thu nhập trong tháng/quý:
+ Nếu nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
+ Nếu nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Sau khi đã tạm nộp, bạn cần quyết toán thuế năm, nghĩa là cần xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế: Nếu nộp thừa hoặc chưa tới mức phải nộp thuế và có yêu cầu hoàn thuế thì sẽ được hoàn, riêng trường hợp chưa nộp đủ thì phải nộp đủ số tiền còn thiếu.
Khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định thời hạn quyết toán thuế cho thu nhập nhận được trong năm như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm (31/3/2022).
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế (30/4/2022).
Trên đây là mức đóng thuế thu nhập cá nhân năm 2022. Nếu chưa thể tính được mức đóng của mình, bạn có thể liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
>> Cách ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
>> Hướng dẫn tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Đọc thêm: Vốn điều lệ và thuế môn bài