logo-dich-vu-luattq

Giấy xác nhận lý lịch tư pháp

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản (Theo cách giải thích của Luật Lý lịch tư pháp 2009).

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Xem thêm: Giấy xác nhận lý lịch tư pháp

2. Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?

Theo Luật lý lịch tư pháp, hiện nay, Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại: Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2

2.1 Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Nhiều người băn khoăn lý lịch tư pháp số 1 là gì? Thực chất, đây là Phiếu lý lịch tư pháp số 1, cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức gồm:

+ Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2.2 Phiếu lý lịch tư pháp số 2

3. Phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu?

Hiện nay trong Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể lý lịch tư pháp có thời hạn bao lâu.

Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan hoặc phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Chẳng hạn:

– Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 90 ngày (Điều 20, 24 và 28 Luật Quốc tịch năm 2008).

– Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi…

Xem thêm: Thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp

4. Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp

4.1 Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Nếu ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2, sử dụng Tờ khai ủy quyền cấp lý lịch tư pháp theo mẫu số 04/2013/TT-LLTP, ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP).

– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Đọc thêm: Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất

Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền.

Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí cấp lý lịch tư pháp phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh. Nơi nộp hồ sơ

– Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01 để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Lệ phí xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Mức lệ phí: Theo Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC, lệ phí xin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.

Các trường hợp được giảm lệ phí: Học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ được giảm lệ phí chỉ còn 100.000/lần/người.

Các trường hợp được miễn lệ phí:

– Trẻ em theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi.

– Người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật.

– Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg (theo Điều 6 Nghị định 111/2010/NĐ-CP)

– Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật (theo Điều 6 Nghị định 111/2010/NĐ-CP).

Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc mới nhất

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Trường hợp khẩn cấp cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cơ quan tiến hành tố tụng thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

4.2 Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2

– Nếu là cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết thông tin lý lịch của mình:

Tương tự như thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1.

Lưu ý: Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp phiếu (trừ cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con).

Nếu là cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:

+ Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

5. Giải đáp một số câu hỏi về lý lịch tư pháp

5.1 Lý lịch tư pháp làm ở đâu?

Để làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, bạn phải đến nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng, nếu đây là nơi thường trú của bạn. Còn nếu bạn không nơi thường trú, bạn có thể nộp hồ sơ làm thủ tục tại Sở Tư pháp nơi bạn đang tạm trú.

5.2 Làm lý lịch tư pháp trực tuyến được không?

Hiện nay, Bộ Tư pháp đã cho phép người dân có thể làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home

cần chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ, sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú. Nhấn mũi tên để tiếp tục.

Người dân nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống tự động nhảy về trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và làm theo hướng dẫn.

Xem chi tiết: Thủ tục làm lý lịch tư pháp trực tuyến

5.4 Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở TP. Hồ Chí Minh

Nếu có hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh, bạn cần đến Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí tại địa chỉ 143 Pasteur, Phường 6, Quận 3 để làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

5.5 Lý lịch tư pháp làm ở xã được không?

Theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thể làm ở xã, bạn phải đến Sở Tư pháp nơi bạn có hộ khẩu thường trú để làm thủ tục này.

5.6 Làm lý lịch tư pháp chạy Grap như thế nào?

Để làm lý lịch tư pháp chạy Grab, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ gồm: Tờ khai xin cấp phiếu theo mẫu và bản sao CMND/Căn cước công dân; sau đó nộp tại Sở Tư pháp nơi bạn đang thường trú. Lệ phí mà bạn cần chuẩn bị là 200.000 đồng.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm thủ tục xin cấp Phiếu online qua trang web của Bộ Tư pháp tại địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home. Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Lý lịch tư pháp mà người dân cần biết. Nếu có thắc mắc liên quan đến thủ tục làm lý lịch tư pháp, LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn thông qua tổng đài: 1900.6192.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp (Bản Video LuatVietnam)

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !