logo-dich-vu-luattq

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

ACC sẽ gửi đến đọc giả về những quy định về Giấy chứng nhận mã số thuế một loại giấy cần phải có cho những ai muốn thành lập công ty hay hộ kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu thành lập công ty, thành lập hộ kinh doanh của con người kéo theo đó cũng ngày một phổ biến hơn. Từ đó, vấn đề về pháp lý, các thủ tục thực hiện, cũng như những giấy tờ cần thiết để một công ty, một hộ kinh doanh được vận hành theo đúng quy định của pháp luật là điều mà mọi người đáng quan tâm.

Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

1. Những quy định chung về Giấy chứng nhận mã số thuế

1.1. Trước tiên cần hiểu Giấy chứng nhận mã số thuế là gì?

Giấy chứng nhận mã số thuế có thể được hiểu là một loại giấy tờ chứng nhận rằng công ty, hộ kinh doanh đã thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền trước đó theo quy định pháp luật.

1.2. Thứ hai, chúng ta cần biết đến sự cần thiết đối với Giấy chứng nhận mã số thuế.

Giấy chứng nhận mã số thuế là một loại giấy tờ bắt buộc theo quy định của pháp luật trong quá trình thành lập công ty, hộ kinh doanh cũng như đưa công ty, hộ kinh doanh đi vào hoạt động. Trên giấy chứng nhận mã thuế của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ được cấp một mã số khác nhau, nhằm giúp cho cơ quan thuế thuận tiện trong việc quản lý

Ngoài ra, có giấy chứng nhận mã số thuế, công ty,hộ kinh doanh mới có cơ sở để kê khai nộp thuế môn bài hằng năm; kê khai, quyết toán thuế hằng tháng, hằng quý, hằng năm; cơ sở để thông báo phát hành hóa đơn

Khi mở công ty hay hộ kinh doanh nếu chúng ta không thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận mã số thuế theo quy định sẽ được xem là hành vi không tuân thủ theo quy định pháp luật và có thể bị cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Có thể nói, giấy chứng nhận mã số thuế là loại giấy tờ bắt buộc cần có đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.

2. Hồ sơ và trình tự thủ tục xin giấy chứng nhận mã số thuế

2.1. Đối với hộ kinh doanh

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu quy định)
  • Giấy ủy quyền có công chứng, chứng thực trong trường hợp không phải chủ hộ kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ
  • Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu quy đinh). Trước kia, tờ khai đăng ký thuế này sẽ nộp cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền sau khi hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay, để giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục thì “Tờ khai đăng ký thuế” sẽ được nộp cùng lúc với bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Sau đó, UBND có thẩm quyền sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế có thẩm quyền xử lý.
  • Cơ quan có thẩm quyền: UBND cấp huyện/ quận nơi dự tính đặt địa điểm kinh doanh.
  • Hình thức nộp: Online trên hệ thống Dịch vụ công quốc gia.
  • Thời gian xử lý: 3- 5 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế.

2.2. Đối với Công ty

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu tương ứng với từng loại hình công ty);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Danh sách thành viên là người nước ngoài đối với công ty có thành viên là người nước ngoài;
  • Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông nước ngoài đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài;
  • Nếu người nước ngoài góp vốn là tổ chức cần có thêm Quyết định đại diện phần vốn góp;
  • Giấy ủy quyền (nếu cần);
  • Giấy tờ nhân thân đối với người đại diện pháp luật, thành viên công ty, cổ đông công ty (bản sao);
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Thông báo góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự tính trụ sở.
  • Hình thức thực hiện: Nộp online
  • Thời gian xử lý: 3- 4 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Thông tư 43/ 2010 đã quy định xác nhập Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận mã số thuế thành một là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp khi đăng ký thành lập Công ty.

Đọc thêm: Các khoản thu nhập miễn thuế – không tính thuế thu nhập cá nhân 2022

Ngoài ra, Doanh nghiệp chúng ta cũng cần lưu ý về Giấy chứng nhận mã số thuế thu nhập cá nhân.

3. Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân có cần thiết khi cá nhân kinh doanh hay không?

Có thể nói thuế thu nhập cá nhân là một phần nghĩa vụ mà mỗi cá nhân khi có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Tuy thuộc vào mỗi có nhân có thu nhập khác nhau, kinh doanh khác nhau mà mức nộp tiền thuế là khác nhau. Tuy nhiên, việc nộp thuế được thực hiện ra sao, cần giấy tờ gì khi thực hiện nộp thuế hay không là điều đáng quan tâm?

Để thuận tiện cho việc quản lý, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người nộp thuế thì Cơ quan thuế quy định mỗi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cần phải làm thủ tục xin giấy giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân.

Giấy chứng nhận là 1 loại giấy tờ do cơ quan thuế có thẩm quyền cấp cho cá nhân có kinh doanh, cá nhân nhận tiền công, tiền lương phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

4. Sự cần thiết của Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân?

Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân là loại giấy tờ làm cơ sở để cá nhân kinh doanh, cá nhân có doanh thu từ tiền lương, tiền công phát sinh nghĩa vụ nộp thuế kê khai nộp thuế cho Nhà nước.

Cơ quan thuế sẽ dựa trên mã số thuế trên Giấy chứng nhận đã cấp cho cá nhân để theo dõi, cho cá nhận thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trong trường hợp không có mã số thuế cá nhân, các cá nhân sẽ không thể thực hiện được việc kê khai nộp thuế; đồng thời cũng sẽ bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính.

5. Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân:

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư trên hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
  • Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 ban hành kèm theo Thông tư trên (nếu có);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

6. Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân

  • Nộp bộ hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục thuế có thẩm quyền
  • Thời gian xử lý: 3-4 ngày làm việc
  • Kết quả nhận: Giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân.
  • Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận được thực hiện online không cần nộp hồ sơ giấy đến Chi cục thuế có thẩm quyền.
  • Thời gian thời quyết: 1 ngày làm việc
  • Kết quả nhận được: Cơ quan thuế sẽ gửi mã số thuế cá nhân qua email.

Sự khác biệt so với quy định trước kia là không còn tồn tại Giấy chứng nhận đổi với trường hợp cá nhân kinh doanh hoặc có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

7. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam có cần Giấy chứng nhận mã số thuế hay không?

Đối với trường hợp tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì cần Giấy chứng nhận mã số thuế và sẽ có tên gọi là Giấy chứng nhận mã số thuế nhà thầu.

  • Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì trường hợp Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại thì nộp Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT của Thông tư trên.

Đọc thêm: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

– Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì đối với trường hợp người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư trên nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 06-ĐK-TCT;
  • Giấy xác nhận của Cục Lễ tân Nhà nước – Bộ Ngoại giao.
  • Căn cứ tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 105/TT-BCT thì đối với trường hợp người nộp thuế là nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư trên trực tiếp kê khai, nộp thuế nhà thầu hoặc các nghĩa vụ thuế khác trừ thuế nhà thầu do bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
  • Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư trên (nếu có);
  • Bản sao Giấy xác nhận đăng ký văn phòng Điều hành; hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
  • Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Thông tư 105/TT-BTC thì đối với trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay và tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu quy định tại Điểm g, m Khoản 2 Điều 4 Thông tư trên nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế như sau:

a) Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư;

– Bảng kê các hợp đồng nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua Bên Việt Nam mẫu số 04.1-ĐK-TCT-BK.

b) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân, tổ chức được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư;

– Bản sao hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh.

ACC hy vọng qua bài viết này, đọc giả đã hiểu rõ hơn về những quy định về Giấy chứng nhận mã số thuế đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.

ACC luôn tự hào là công ty đi đầu về tư vấn pháp lý doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép nhanh chóng và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Thuế môn bài 2022: Mức nộp bao nhiêu? Hạn nộp thế nào?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !